Anh công nhân nghe lỏm chuyện phiếm mà tìm được cơ hội kinh doanh, chấp nhận hủy lô hàng 10 tỷ đồng để đổi lấy chữ tín, trở thành "ông trùm" trên thị trường may mặc

02/12/2022 14:03 PM | Kinh doanh

Thi Năng Khanh lập nghiệp bằng hai bàn tay trắng, nhưng với chữ tín trong kinh doanh đã từng bước chiếm lĩnh thị trường khóa kéo trong nước, đưa thương hiệu vươn tầm quốc tế.

Khóa kéo là một phụ kiện phổ biến có thể bắt gặp ở khắp mọi nơi trong cuộc sống hàng ngày, là một bộ phận không thể thiếu trong các ngành may mặc. Một chiếc khóa kéo trị giá vài đồng lẻ nhưng có thể mang đến nhiều giá trị tiện ích cho con người.

Trong danh sách các doanh nghiệp kinh doanh và sản xuất khóa kéo không thể không kể đến “Ông trùm khóa kéo” Trung Quốc. Ông chính là Thi Năng Khanh, người sáng lập nên thương hiệu khóa kéo nổi tiếng SBS và thay đổi lịch sử ngành công nghiệp sản xuất khóa kéo tại Trung Quốc.

Học lỏm kinh doanh từ những chuyện phiếm của người xung quanh

Thi Năng Khanh cũng khởi nghiệp bằng hai bàn tay trắng và một trí tuệ nhạy bén như nhiều doanh nhân khác. Ông sinh ra trong một gia đình nông thôn bình thường ở thành phố Tấn Giang, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Vì gia cảnh khó khăn khiến ông ý thức được tầm quan trọng của việc thoát nghèo, nên ông đã ấp ủ trong mình khát khao lập nghiệp từ rất sớm.

Anh công nhân nghe lỏm chuyện phiếm mà tìm được cơ hội kinh doanh, chấp nhận hủy lô hàng 10 tỷ đồng để đổi lấy chữ tín, trở thành "ông trùm" trên thị trường may mặc - Ảnh 2.

Thành phố Tấn Giang vốn được mệnh danh là thủ phủ của ngành may mặc như giày, quần áo và túi xách…các doanh nghiệp thời trang đều tập trung về nơi đây đặt nhà máy sản xuất.

Thời trẻ, Thi Năng Khanh làm công nhân trong dây chuyền sản xuất tại xưởng may mặc. Một lần tình cờ, ông nghe người ở xưởng bên cạnh nói rằng tình hình kinh doanh túi xách rất ổn định, nhưng chất lượng dây kéo của túi xách không bền. Một cuộc trò chuyện bình thường khiến ông nảy ra ý tưởng lập nghiệp với chiếc khóa kéo.

Những năm thập niên 80, rất ít doanh nghiệp Trung Quốc sản xuất khóa kéo, phần lớn đều là nhập khẩu từ nước ngoài về, vì lợi nhuận thấp và khó gia công. Tuy nhiên, Thi Năng Khanh ngắm trúng thị trường ít cạnh tranh này, nhu cầu tiêu thụ của chiếc khóa kéo trên thị trường bấy giờ rất lớn, luôn trong tình trạng cung không đủ cầu.

Sau khi xác định mục tiêu, ông dự định làm đơn vị cung ứng trung gian, ông gọi vài người bạn thân thiết cùng hùn hạp vốn làm ăn, tổng số vốn họ gom góp được là 16.000 NDT.

Họ đến xưởng sản xuất khóa kéo ở Bắc Kinh mua khóa kéo mang về Tấn Giang, sau đó tiến hành gia công lại khóa kéo, cuối cùng bán khóa kéo ở chợ đầu mối hoặc cung ứng trực tiếp cho các nhà xưởng may mặc. Những chiếc khóa kéo được bán ra rất chắc chắn, tuổi thọ bền hơn, thế nên doanh số trong một năm của họ đã vượt 100.000 NDT.

Tiêu hủy lô hàng 3 triệu NDT để giữ uy tính, "được đà" phát triển vượt bậc

Vì khóa kéo có chất lượng tốt nên các doanh nghiệp may mặc cũng chủ động tìm đến họ. Đối với Thi Năng Khanh, số lượng đơn hàng không còn là vấn đề, nhưng họ chỉ là đơn vị trung gian, dù họ có làm việc chăm chỉ đến đâu thì cũng chỉ thu được rất ít lợi nhuận, phần lớn lợi nhuận đều thuộc về nhà xưởng đầu nguồn ở Bắc Kin

Anh công nhân nghe lỏm chuyện phiếm mà tìm được cơ hội kinh doanh, chấp nhận hủy lô hàng 10 tỷ đồng để đổi lấy chữ tín, trở thành "ông trùm" trên thị trường may mặc - Ảnh 3.

Tiêu hủy lượng hàng trị giá hơn 3 triệu NDT để giải quyết rắc rối, đồng thời nhận được sự tin tưởng của khách hàng

Khi đó, Thi Năng Khanh đã quyết định thành lập nhà xưởng chuyên gia công các loại khóa kéo cho quần áo, túi xách, vali…để thu về nhiều lợi nhuận hơn.

Nhằm nhanh chóng mở rộng thị trường tiêu thụ, Thi Năng Khanh áp dụng chiến lược “bán giá thấp thu lãi ít”, giá bán sỉ thấp nhất là 0.3 NDT/chiếc. Khóa kéo chất lượng tốt và giá rẻ, họ chỉ mất nửa năm đã chiếm lĩnh thị trường Tấn Giang, vài năm sau tiếp tục mở rộng sang các tỉnh lân cận.

Đến năm 1991, khi việc kinh doanh đang trên đà phát triển mạnh mẽ thì một sự cố xảy ra. Một số xưởng gia công quy mô nhỏ lẻ mua lại mặt khóa kéo có in logo do họ sản xuất, sau đó gia công và bán ra thị trường, giả mạo sản phẩm của họ, chất lượng của những chiếc khóa kéo này rất kém, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thương hiệu của họ.

Anh công nhân nghe lỏm chuyện phiếm mà tìm được cơ hội kinh doanh, chấp nhận hủy lô hàng 10 tỷ đồng để đổi lấy chữ tín, trở thành "ông trùm" trên thị trường may mặc - Ảnh 4.

Bí quyết thành công là uy tín thương hiệu

Lúc này, Thi Năng Khanh mới thực sự nhận ra tầm quan trọng của thương hiệu đối với doanh nghiệp, một sơ suất nhỏ có thể khiến mồ hôi công sức bao năm thành công cốc. Ông không do dự quyết định thu hồi tất cả khóa kéo và tiêu hủy tất cả.

Lợi nhuận hàng năm của công ty chỉ hơn 2 triệu NDT, nhưng những lô khóa kéo tiêu hủy lần này trị giá hơn 3 triệu NDT. Sự việc này nhanh chóng lan truyền ra bên ngoài, nhờ đó thương hiệu của họ lần nữa nhận được sự công nhận và tin tưởng của khách hàng.

Sau sự kiện này, ông điều chỉnh giá khóa kéo tăng lên đồng thời nâng cao chất lượng, sản phẩm bán ra rất đắt khách, doanh thu của công ty tăng gấp hai lần so với trước đây.

Thi Năng Khanh rất chú trọng đến việc nghiên cứu và phát triển các sản phẩm. Mỗi lần ra nước ngoài khảo sát, ông đều mang về nhiều loại dây kéo mới, đích thân lãnh đạo nhân viên R&D phát triển sản phẩm mới, lấp đầy nhiều lỗ hổng trong sản phẩm.

Sau hơn 30 năm nỗ lực phát triển thương hiệu, doanh thu mỗi năm của doanh nghiệp đạt hơn 2 tỷ NDT, ông đã thành công đưa thương hiệu SBS lên vị trí đầu tiên trong thị trường khóa kéo tại Trung Quốc, và trở thành nhà cung ứng khóa kéo lớn thứ hai thế giới.

Hiện nay, khóa kéo SBS đang được tiêu thụ tại hơn 80 quốc gia, gần như chiếm lĩnh một nửa thị trường tiêu thụ quốc tế. Có thể thấy Thi Năng Khanh là một nhà lãnh đạo rất bản lĩnh, phát triển một sản phẩm vốn chẳng ai xem trọng thành một thương hiệu vươn tầm thế giới.

Theo Thiên An

Cùng chuyên mục
XEM