Ảnh: Cầu dây văng tĩnh không cao nhất Việt Nam trên cao tốc Bến Lức - Long Thành

19/03/2019 08:50 AM | Bất động sản

Đường cao tốc Bến Lức - Long Thành đi qua hai con sông lớn của TP.HCM là Soài Rạp và Lòng Tàu. Nối liền bốn bờ của hai con sông này là hai cây cầu Bình Khánh - Phước Khánh.

Đường cao tốc Bến Lức – Long Thành có tổng chiều dài 57,1km đi qua TP.HCM - Long An và Đồng Nai. Dự án được khởi công xây dựng vào tháng 7/2014, với tổng mức đầu tư giai đoạn I là 1,6 tỷ USD. Một trong những hạng mục quan trọng của dự án là cầu Bình Khánh (gói thầu J1) bắc qua sông Soài Rạp, nối liền huyện Nhà Bè và Cần Giờ.

 Ảnh: Cầu dây văng tĩnh không cao nhất Việt Nam trên cao tốc Bến Lức - Long Thành  - Ảnh 1.

Được thiết kế theo kiểu dây văng, cầu Bình Khánh có tổng chiều dài 2.764m, rộng 21,75m với bốn làn xe lưu thông. Nhịp chính cầu dài 375m, hai trụ cầu cao 155m, tĩnh không 55m. Móng trụ tháp có kết cấu dạng móng cọc cừ ống thép (SPSP - Steel Pipe Sheet Pile). Ngoài ra còn có cầu vượt đường Nguyễn Văn Tạo, cầu dẫn phía Tây, cầu dẫn phía Đông.

 Ảnh: Cầu dây văng tĩnh không cao nhất Việt Nam trên cao tốc Bến Lức - Long Thành  - Ảnh 2.

Vật liệu sử dụng dự kiến gồm hơn 25.122m dài cọc khoan nhồi các loại; 7.341m cọc vòng vây ống thép đường kính 1,5m; 114.639m3 bê tông các loại; 14.359 tấn cốt thép. Đơn vị thi công cây cầu này là một liên danh Nhật - Việt.

 Ảnh: Cầu dây văng tĩnh không cao nhất Việt Nam trên cao tốc Bến Lức - Long Thành  - Ảnh 3.

Đến nay cây cầu đã thành hình với hàng chục cột bê tông cao sừng sững bên bờ và hai trụ chính giữa dòng.

 Ảnh: Cầu dây văng tĩnh không cao nhất Việt Nam trên cao tốc Bến Lức - Long Thành  - Ảnh 4.

 Ảnh: Cầu dây văng tĩnh không cao nhất Việt Nam trên cao tốc Bến Lức - Long Thành  - Ảnh 5.

Một đoạn đường dẫn lên nhịp cầu chính đã được nối liền.

 Ảnh: Cầu dây văng tĩnh không cao nhất Việt Nam trên cao tốc Bến Lức - Long Thành  - Ảnh 6.

 Ảnh: Cầu dây văng tĩnh không cao nhất Việt Nam trên cao tốc Bến Lức - Long Thành  - Ảnh 7.

 Ảnh: Cầu dây văng tĩnh không cao nhất Việt Nam trên cao tốc Bến Lức - Long Thành  - Ảnh 8.

Tĩnh không của cây cầu cao tới 55m - được coi là cao nhất tại Việt Nam cho đến thời điểm này. Sở dĩ cần chiều cao như vậy bởi con sông này là tuyến vận tải thủy chính của TP.HCM, với những con tàu có tải trọng rất lớn thường xuyên qua lại.

 Ảnh: Cầu dây văng tĩnh không cao nhất Việt Nam trên cao tốc Bến Lức - Long Thành  - Ảnh 9.

 Ảnh: Cầu dây văng tĩnh không cao nhất Việt Nam trên cao tốc Bến Lức - Long Thành  - Ảnh 10.

 Ảnh: Cầu dây văng tĩnh không cao nhất Việt Nam trên cao tốc Bến Lức - Long Thành  - Ảnh 11.

Từ xa nhìn lại cây cầu đã dần hình thành, như một "nét vẽ" băng qua con sông Soài Rạp.

 Ảnh: Cầu dây văng tĩnh không cao nhất Việt Nam trên cao tốc Bến Lức - Long Thành  - Ảnh 12.

Có kích thước và kết cấu tương đương cầu Bình Khánh, cầu Phước Khánh cũng đang "vươn" qua sông Lòng Tàu.

 Ảnh: Cầu dây văng tĩnh không cao nhất Việt Nam trên cao tốc Bến Lức - Long Thành  - Ảnh 13.

Hai cây cầu này gần như tiếp giáp nhau, cùng nằm ở khu vực có cấu tạo địa chất rất phức tạp, với nền đất yếu và thủy triều lên xuống mạnh.

 Ảnh: Cầu dây văng tĩnh không cao nhất Việt Nam trên cao tốc Bến Lức - Long Thành  - Ảnh 14.

Khi hoàn thành, cao tốc Bến Lức - Long Thành sẽ giảm áp lực giao thông trên Quốc lộ 1, Quốc lộ 51, rút ngắn thời gian lưu thông, vận chuyển hàng hóa từ tỉnh Long An đến TP.HCM, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và ngược lại.

Theo Nguyễn Cường

Cùng chuyên mục
XEM