Ấn tượng APEC 8/11: Cơ hội khởi nghiệp nhìn từ bác sửa xe, cô hàng dép

09/11/2017 09:26 AM | Xã hội

Ở Việt Nam, rất ít trong số hàng triệu doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ đang hoạt động sử dụng nguồn vốn từ các chương trình cho vay từ ngân hàng hoặc chính phủ để khởi nghiệp.

Không khó để nhận ra những doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ – loại hình doanh nghiệp có số lượng lao động dưới 5 người, bao gồm cả người điều hành - ngập tràn các con phố ở Việt Nam.

Quanh khu tôi sống tại Hà Nội, ngoài những cửa hàng tạp hóa thông thường, tôi có thể thường xuyên bắt gặp những người cung cấp dịch vụ ép plastic tài liệu ngay trên đường; những phụ nữ đi xe đạp bán dép lê, sẵn sàng giảm giá cho những khách đem dép cũ tới để tái chế; những bác sửa xe ngồi cạnh chậu nước và cái bơm xe đạp chờ đợi để vá lốp xe thủng của khách; những thợ đánh chìa khóa và một "đội ngũ" những phụ nữ đội nón lá bán đủ mọi thứ trên đời.

Gần như ai cũng có đài cassette, phát đi phát lại lời quảng cáo dịch vụ và hàng hóa của mình.

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đã cùng nhau bàn luận, phát triển khối Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (DNNVV) và Doanh nghiệp Siêu nhỏ (DNSN) từ năm 1994. Đây cũng là một trong những trọng tâm của kì họp APEC tháng 11 năm nay tại Đà Nẵng.

Ấn tượng APEC 8/11: Cơ hội khởi nghiệp nhìn từ bác sửa xe, cô hàng dép - Ảnh 1.

Hình ảnh thường thấy trên đường phố Việt Nam.

APEC nhận định những doanh nghiệp này là nguồn cung cấp việc làm chính, là động cơ phát triển kinh tế các quốc gia, là "vũ khí" đẩy lùi đói nghèo.

Tại các quốc gia APEC, 97% các doanh nghiệp đều thuộc nhóm DNNVV và DNSN; 50% số việc làm tại nhiều quốc gia tới từ những loại hình doanh nghiệp này, không phải từ các tập đoàn lớn.

Những DNNVV và DNSN là hình thức kinh tế quan trọng đối với phụ nữ, những người đôi lúc thất thế hơn khi đi xin việc.

Ấn tượng APEC 8/11: Cơ hội khởi nghiệp nhìn từ bác sửa xe, cô hàng dép - Ảnh 2.

APEC hiện đang chú trọng vào những chủ đề nóng như khởi nghiệp, đổi mới, tài chính, xây dựng năng lực, hệ sinh thái doanh nghiệp và tiếp cận thị trường. Giao dịch xuyên biên giới là vấn đề được ưu tiên hàng đầu.

Mặc dù APEC đã đầu tư phát triển DNNVV, và gần đây là DNSN, được 25 năm, việc làm thế nào để giúp đỡ các doanh nghiệp này vẫn chưa được các nước thành viên hoàn toàn thống nhất.

Nhiều bên cho rằng những doanh nghiệp này nên nhận được những chương trình hỗ trợ toàn diện, chủ yếu từ chính phủ, để đảm bảo các nhu cầu phát triển từ lúc thành lập cho tới khi giải thể.

Những quốc gia khác nhận định các doanh nghiệp không cần nhận quá nhiều hỗ trợ, và làm như vậy sẽ khiến các rắc rối trở nên trầm trọng hơn. Khối APEC dường như thích can thiệp của chính phủ hơn lựa chọn còn lại.

Một vấn đề lớn khác là những doanh nghiệp sử dụng các khoản vay hoặc tín dụng do chính phủ trợ cấp. Nhưng, hầu hết các doanh nghiệp nhỏ được khởi đầu bằng nguồn vốn tiết kiệm của người chủ hoặc nguồn vay mượn từ người thân.

Ấn tượng APEC 8/11: Cơ hội khởi nghiệp nhìn từ bác sửa xe, cô hàng dép - Ảnh 3.

Hội nghị Bộ trưởng APEC 2017 về doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ảnh: VOV

Thông thường, đặc biệt ở Việt Nam, những thành viên gia đình làm việc miễn phí trong nhiều năm để doanh nghiệp đi vào ổn định. Các doanh nghiệp cũng thường hoạt động ngay tại gia. Nhiều nhà ở Việt Nam sử dụng tầng 1 để kinh doanh và sinh hoạt gia đình ở các tầng trên để giảm chi phí thuê mặt bằng.

Sau một khoảng thời gian hoạt động, những chủ doanh nghiệp này sẽ tới các ngân hàng để vay vốn, mở rộng hoạt động. Họ thường bị từ chối, đôi lúc được nói rằng ngân hàng không có đủ tiền để cho vay hoặc đầu tư.

Ấn tượng APEC 8/11: Cơ hội khởi nghiệp nhìn từ bác sửa xe, cô hàng dép - Ảnh 4.

Một nghiên cứu từ Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho thấy 44% các doanh nghiệp gặp khó khăn khi vay vốn ngân hàng. Tuy nhiên, đây không hẳn là tín hiệu buồn!

Trong nhiều trường hợp, các doanh nghiệp tỏ ra không phải là đối tượng hợp lí để cho vay hay có các khoản đầu tư xấu.

Vậy nên, thay vì lấy lí do không đủ nguồn tiền để cho vay nhằm bảo đảm các khoản vay không thất bại, ngân hàng cần thẳng thắn nói với các chủ doanh nghiệp rằng ý tưởng kinh doanh của họ sẽ khó thành công, hoặc họ thiếu kĩ năng và kiến thức cần thiết để sử dụng vốn vay hiệu quả. Sự khắc nghiệt của hệ thống ngân hàng là điều rất cần thiết.

Khi các chính phủ can thiệp để cấp tiền cho những người vay vốn không đảm bảo sử dụng nguồn tiền hợp lí, hệ thống tài chính có thể bị xáo trộn.

Chính phủ lấy tiền từ khu vực tư nhân, rồi lại bơm vào hệ thống kinh doanh tư nhân. Khủng hoảng tài chính thế giới năm 2007 xảy ra một phần bởi việc cho vay vốn bất hợp lí vào thị trường bất động sản và sau đó được bảo lãnh bởi chính phủ và những công ty tư nhân.

Ấn tượng APEC 8/11: Cơ hội khởi nghiệp nhìn từ bác sửa xe, cô hàng dép - Ảnh 5.

Kết quả là, cả nền kinh tế sụp đổ.

Trong khu vực DNNVV và DNSN, tỉ lệ thất bại rất cao. Ở Mỹ, chỉ một nửa số doanh nghiệp nhỏ vẫn còn hoạt động sau 5 năm và chỉ 1/3 vẫn tồn tại sau 10 năm. Trong ngành công nghệ thông tin (IT), 60% doanh nghiệp giải thể trong chưa đầy 1 năm.

Vậy nên, chính phủ gặp lâm phải cảnh tiến thoái lưỡng nan trong các khoản hỗ trợ tài chính. Nếu chính phủ đầu tư cho những doanh nghiệp có rủi ro cao, hầu như tất cả những công ty này sẽ thất bại.

Không quan chức chính phủ nào muốn nhận trách nhiệm vì làm thất thoát tiền thuế của người dân. Nếu chính phủ đầu tư cho những doanh nghiệp có rủi ro thấp, thì lại thành cấp thêm tiền cho những doanh nghiệp có thể gọi vốn từ những nguồn tư nhân.

Ở Việt Nam, rất ít trong số hàng triệu doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ đang hoạt động sử dụng nguồn vốn từ các chương trình cho vay từ ngân hàng hoặc chính phủ để khởi nghiệp.

Ấn tượng APEC 8/11: Cơ hội khởi nghiệp nhìn từ bác sửa xe, cô hàng dép - Ảnh 6.

APEC không đầu tư tài chính cho DNNVV và DNSN. Gần đây, chính phủ Canada có hỗ trợ những loại hình doanh nghiệp này, nhưng chỉ giải ngân được 1,5 triệu USD trong vòng 3 năm. APEC không trực tiếp hỗ trợ các doanh nghiệp, nhưng thay vào đó tạo một diễn đàn kinh tế để thảo luận, giải quyết các vấn đề và chia sẻ thông tin.

Theo APEC, các chương trình tài trợ vốn doanh nghiệp cần phải dễ tiếp cận và ổn định nhằm phục vụ các nhóm đối tượng cụ thể, đặc biệt là người nghèo.

Các chương trình này cũng cần tự chủ động về dòng tiền như các ngân hàng tư nhân. Những người vay tiền cũng cần lời khuyên từ các nhà hoạt động, marketing và quản lí doanh nghiệp.

Quan trọng hơn, APEC cũng đang tập trung vào các vấn đề phi tài chính và nhiều lĩnh vực quan trọng khác trong khu vực.

Các chính phủ cần cắt giảm hệ thống luật lệ kìm hãm khởi nghiệp và sự phát triển của doanh nghiệp. Giảm tải khối lượng giấy tờ và thời gian cần thiết để khởi nghiệp là điều cần thiết. Có một thực tế là tại những nước đang phát triển, các doanh nghiệp siêu nhỏ thường không chịu ảnh hưởng của các luật kinh doanh.

Ấn tượng APEC 8/11: Cơ hội khởi nghiệp nhìn từ bác sửa xe, cô hàng dép - Ảnh 7.

APEC ghi nhận sự quan trọng của việc loại bỏ những hàng rào cản trở giao thương. Thuế quan bất hợp lí, thủ tục hải quan, yêu cầu nhân lực và các vấn đề trong môi trường kinh doanh đã cản trở các doanh nghiệp nhập khẩu và xuất khẩu thuận lợi. Hiệp định Tự do Thương mại (FTA) được đề xuất bởi APEC cần quan tâm tới nhu cầu của DNNVV và DNSN.

Thuế doanh nghiệp cao cũng khiến các công ty không nhận được nguồn vốn cần thiết để phát triển. Lợi nhuận là yếu tố quan trọng để các doanh nghiệp tồn tại và trả nợ. Với các doanh nghiệp nhỏ, thuế cao cũng không quá ảnh hưởng.

Ấn tượng APEC 8/11: Cơ hội khởi nghiệp nhìn từ bác sửa xe, cô hàng dép - Ảnh 8.

Trong kì APEC lần này, liệu vấn đề thúc đẩy DNNVV và DNSN có thu hút được sự chú ý từ các quốc gia thành viên hay không cũng là một điều thú vị.

Việt Nam có thể sẽ sử dụng các mối quan hệ trong APEC để tăng cường phát triển xuất khẩu. Không ai chắc chắn sẽ phải làm thế nào, nhưng nếu có, thì chỉ những người Việt Nam mới có thể tìm ra.

Theo PV

Cùng chuyên mục
XEM