Amazon – Đế chế nghìn tỷ ‘đô’ được điều hành như startup nghèo bằng triết lý ‘keo kiệt’ kinh điển của Jeff Bezos

11/05/2022 14:05 PM | Kinh doanh

Ở Amazon không tồn tại khái niệm "bữa ăn miễn phí" hay "nơi nghỉ ngơi, giải trí" như nhiều ông lớn công nghệ khác.

Jeff Bezos thành lập cửa hàng bán lẻ sách trực tuyến Amazon năm 1994. Thời điểm đó, ông đã bỏ công việc ổn định, thu nhập không tồi để khởi nghiệp khi dự đoán rằng thương mại điện tử sẽ bùng nổ trong những năm tiếp theo.

Dưới sự lãnh đạo của Bezos, Amazon đã phát triển thành đế chế thương mại điện tử bán gần như mọi thứ và là một trong những công ty được đánh giá cao nhất thế giới, về cả vốn hóa thị trường, doanh thu và thương hiệu.

Hiện Bezos là người giàu thứ hai thế giới, sở hữu khối tài sản trị giá hơn 140 tỷ USD. Tháng 7 năm ngoái, ông đã chính thức từ chức CEO Amazon. Thời điểm hiện tại, ông tập trung phần lớn cho các dự án của công ty hàng không vũ trụ Blue Origin.

Amazon – Đế chế nghìn tỷ ‘đô’ được điều hành như startup nghèo bằng triết lý ‘keo kiệt’ kinh điển của Jeff Bezos - Ảnh 1.

Tỷ phú Jeff Bezos (Ảnh: Internet).

Nhìn lại hành trình lập nghiệp từ con số 0 của Bezos, các chuyên gia nghề nghiệp tin rằng phong cách lãnh đạo có phần khác biệt chính là yếu tố quan trọng giúp ông đạt được thành công như ngày nay.

Triết lý "keo kiệt"

Ngay cả khi Amazon đã là gã khổng lồ trị giá cả nghìn tỷ USD, Bezos vẫn điều hành tập đoàn như một công ty khởi nghiệp. Ông nổi tiếng với việc tiết kiệm chi phí. Tại đây, không có bữa ăn miễn phí hay nơi nghỉ ngơi, giải trí như nhiều ông lớn khác trong lĩnh vực công nghệ. Bên cạnh đó, các giám đốc của Amazon đều không có đặc quyền ngồi ghế máy bay hạng nhất trong các chuyến công tác.

Đến nay, khi Amazon đã là một gã khổng lồ trị giá hơn 1.500 tỷ USD, Bezos vẫn điều hành tập đoàn như một công ty khởi nghiệp. Ông nổi tiếng với việc tiết kiệm chi phí của công ty. Ở Amazon không có bữa ăn miễn phí hay nơi nghỉ ngơi như nhiều ông lớn công nghệ khác. Ngoài ra, các giám đốc đều không ngồi ghế máy bay hạng nhất. Nhờ triết lý lãnh đạo "keo kiệt" này của Bezos, Amazon đã chống lại sự tự mãn có thể giết chết thành công của tập đoàn.

14 nguyên tắc nổi tiếng

Amazon vốn nổi tiếng với 14 nguyên tắc tạo thành xương sống của công ty do Bezos đề ra, bao gồm "luôn bị ám ảnh bởi khách hàng", "phát minh và đơn giản hóa"… Theo Bezos, một bộ nguyên tắc vững chắc sẽ giúp công ty đi một chặng đường dài để đạt được thành công.

Trong lá thư gửi cổ đông năm 1998, ông viết: "Việc đặt tiêu chuẩn cao trong cách tuyển dụng và điều hành của chúng tôi đã, đang và sẽ là yếu tố quan trọng nhất tạo nên thành công của Amazon".

Amazon – Đế chế nghìn tỷ ‘đô’ được điều hành như startup nghèo bằng triết lý ‘keo kiệt’ kinh điển của Jeff Bezos - Ảnh 2.

Jeff Bezos thời trẻ (Ảnh: Internet).

Can đảm và tò mò

Sydney Finkelstein, giáo sư Đại học Dartmouth, cho biết: "Triết lý bất thành văn của Bezos là hãy có lòng can đảm và sự tò mò. Theo tôi, đây chính là dấu hiệu của một nhà lãnh đạo vĩ đại".

Trong một cuộc phỏng vấn với Business Insider, vị tỷ phú nói rằng thời gian làm việc ở trang trại của ông bà (khi ông còn là một cậu bé) đã dạy ông bài học "siêu quan trọng" là phải tháo vát. Ông nói: "Nếu có vấn đề, ắt sẽ có giải pháp".

Trong các cuộc họp điều hành, Bezos thường để trống 1 chiếc ghế để đại diện cho khách hàng. Điều đó nhằm nhắc nhở mọi người phải hiểu rằng khách hàng mới là "người quan trọng nhất trong phòng". Ngoài ra, Bezos còn công khai email Jeff@amazon.com để chuyển phản hồi của khách hàng đến cấp dưới có liên quan để xử lý.

Ủy quyền và chấp nhận rủi ro

Tại Amazon, Bezos có xu hướng trao quyền cho cấp dưới. Ông sẵn sàng làm theo ý tưởng của người khác ngay cả khi cho rằng họ có thể không đúng. Đó là điều khá "bất thường" đối với người lãnh đạo của một công ty tầm cỡ như Amazon.

Amazon từng mở rộng sang lĩnh vực phát trực tuyến với Amazon Prime và dịch vụ giao đồ ăn Amazon Restaurants. Khi chúng không hoạt động, như Amazon Restaurants, họ dừng lại. Dù tốn một khoản tiền nhưng Bezos không ngại thử và chấp nhận rủi ro thất bại.

Những cuộc họp đặc biệt

Một trong những quy tắc họp hành nổi tiếng của Bezos là "cuộc họp 2 chiếc pizza". Ông thường tránh họp trừ khi chúng thực sự cần thiết. Nếu điều hành hay tham gia một cuộc họp, ông sẽ áp dụng quy tắc "2 chiếc pizza". Cụ thể, không bao giờ được tổ chức cuộc họp mà 2 chiếc pizza không đủ để cả nhóm cùng ăn. Đối với Bezos, càng nhiều người tham dự thì cuộc họp càng kém hiệu quả.

Bên cạnh đó, Bezos cũng cấm hình thức trình chiếu PowerPoint khi họp. Để thay thế, Bezos đã tạo ra cách mới: Cuộc họp sẽ bắt đầu bằng việc mỗi người tham dự ngồi tại ghế và đọc bản tóm tắt dài 6 trang trong khoảng 30 phút đầu tiên. Người tham gia được khuyến khích ghi lại những điều đáng chú ý và sau khi thời gian kết thúc, họ sẽ cùng nhau thảo luận về các vấn đề liên quan.

Ngoài ra, Bezos cũng loại bỏ hình thức trình chiếu PowerPoint khi họp. Cách của ông là cuộc họp bắt đầu bằng việc mỗi người ngồi tại ghế và đọc bản tóm tắt trong 30 phút đầu tiên. Họ được khuyến khích ghi lại những điều đáng chú ý. Khi hết thời gian, họ cũng nhau thảo luận về các vấn đề liên quan.

Theo vị tỷ phú, lý do của việc này là vì khi thuyết trình bằng PowerPoint, nhiều người tuy không chú ý nhưng vẫn hành động như thể đã hiểu vấn đề. Vậy nên, với phương pháp mới, họ sẽ phải thực sự dành thời gian để đọc bản tóm tắt.

Tại một diễn đàn lãnh đạo năm 2018, vị tỷ phú chia sẻ: "Nhiều năm về trước, chúng tôi đã loại bỏ hoàn toàn các bài thuyết trình bằng PowerPoint và đây có lẽ là điều đúng đắn và thông minh nhất Amazon từng làm".

Sức mạnh của những ngõ cụt

Một trụ cột quan trọng khác trong văn hóa của Amazon là cách tiếp cận "ngõ cụt" để đổi mới. Ví dụ bạn cảm thấy ý tưởng đang đi vào ngõ cụt nhưng nếu khách hàng đón nhận cách làm mới, ngõ cụt đó sẽ trở thành một đại lộ rộng lớn. Lý thuyết này dựa trên niềm tin của Bezos trong việc chú ý đến những gì khách hàng muốn hơn là những gì người khác đang làm.

Amazon – Đế chế nghìn tỷ ‘đô’ được điều hành như startup nghèo bằng triết lý ‘keo kiệt’ kinh điển của Jeff Bezos - Ảnh 3.

Ảnh: Internet.

Chiến lược này từng chứng kiến một số thất bại như chiếc smartphone Amazon Fire chỉ tồn tại trong 1 năm và tiêu tốn 170 triệu USD. Tuy nhiên, nó cũng đem về không ít thành công, nổi bật nhất là Amazon Web Services (AWS), nền tảng điện toán đám mây đem về cho tập đoàn doanh thu khổng lồ. Năm ngoái, AWS đạt doanh thu hơn 62 tỷ USD.

Nguồn: BI

G.Vũ

Cùng chuyên mục
XEM