Albert Einstein đã từng được chính phủ Israel mời về làm Tổng thống, thế nhưng ông một mực khước từ
Vinh dự tột cùng khi được Tổng thống Israel đương thời mời về điều hành đất nước, nhưng cớ gì khiến Einstein từ chối?
Albert Einstein, bên cạnh việc được biết đến như một thiên tài và với thuyết tương đối nổi tiếng, cũng là một nhà hoạt động chính trị lỗi lạc trong suốt cuộc đời.
Ông đã sử dụng danh tiếng và sức ảnh hưởng của mình để ủng hộ cho những lý tưởng ông hằng theo đuổi, lên án Chủ nghĩ Phát Xít ở Đức, vận động nhà nước Israel, và chỉ trích phân biệt chủng tộc ở Hoa Kỳ.
Đến cuối đời, ông thậm chí còn có cơ hội trở thành Tổng thống thứ hai của Israel nhưng đã trân trọng từ chối. Tổng thống đầu tiên của Israel, Chaim Weizmann, khẳng định Einstein là "người Do Thái vĩ đại nhất còn sống" và mong muốn ông có thể trở thành người kế tục. Tuy nhiên, Einsten, khi đó đã 73 tuổi, và thậm chí còn không phải là công dân Israel; ông cho rằng tuổi cao, thiếu kinh nghiệm, chưa đủ kỹ năng dẫn dắt mọi người là lý do ông không phải lựa chọn đúng đắn.
Einstein trong chuyến thăm Hoa Kỳ
Einstein đã tham gia vào các hoạt động chính trị xã hội từ rất sớm. Vào năm 1919, sau khi thuyết tương đối của Einstein được công bố, ông gần như trở thành người nổi tiếng chỉ sau một đêm.
Thay vì hạn chế bản thân chỉ nói về khoa học khi được phỏng vấn, Einstein còn bày tỏ quan điểm chính trị của bản thân.
Tuy nhiên, theo tờ The Smithsonian ghi lại, ngay từ đầu, bạn bè của ông đã cảnh báo ông không nên sử dụng danh tiếng để tham gia chính trường, khuyên ông dừng lại vì có thể ông cũng không rõ mình đang đề cập đến vấn đề gì.
Einstein vào năm 1947
Einstein là một người ưa chuộng hòa bình và ủng hộ những lý tưởng khác biệt. Trước khi Hitler lên nắm quyền, nhà vật lý học này đã lên án chế độ nghĩa vụ quân sự bắt buộc ở châu Âu, cũng như chống lại chủ nghĩa Bài Do Thái và lý tưởng của Đảng Quốc Xã.
Ông cũng lên tiếng về này về nạn phân biệt chủng tộc ông bắt gặp trên những chuyến đi đến Hoa Kỳ, phản đối những sự bất công xuất hiện nhiều trong xã hội thời bấy giờ.
Albert Einstein và Charlie Chaplin tại buổi ra mắt bộ phim City Lights tại Los Angeles. Einstein nói rằng Chaplin là người duy nhất ở Hollywood mà ông muốn gặp
Khi Hitler lên nắm quyền vào tháng 1 năm 1933, Einstein đang ở Hoa Kỳ, thoát khỏi cơn diệt chủng người Do Thái vào thời điểm đó, và vừa chấp nhận một công việc ở California ngay trước đó một tháng. Khi Đảng Quốc Xã ngày càng bành trướng thế lực của mình, quan điểm của Einstein cũng phát triển hơn.
Einstein với người vợ Elsa
Theo tờ The Atlantic, ông đã nhận ra rằng hòa bình không còn là một sự lựa chọn, và vấn đề quan trọng nhất mà châu Âu phải đối mặt là tìm cách đánh bại Hitler, bằng bất cứ giá nào. Phát ngôn và những chỉ trích thẳng thắn của ông đã khiến chính phủ Đức tức giận, tiếp đó cản trở sự nghiệp khoa học và công kích nguồn gốc Do Thái của Einstein.
Điều này đã làm giảm nhiệt huyết lên tiếng chống lại Hitler và chính phủ đứng sau hắn của Einstein. Từ năm 1939 đến 1940, ông thậm chí còn viết thư cho Tổng thống Roosevelt, khuyên tổng thống ủng hộ chiến dịch bom nguyên tử mặc dù bản thân Einstein cũng không tham gia vào nó.
Franklin Delano Roosevelt, 1933
Nhà bác học cảm thấy nước Mỹ cần phải có khả năng chống lại Đức nếu như họ cũng là một cường quốc.
Tuy nhiên, ông đã phải nhận lấy nỗi đau và hối hận khôn cùng khi biết được hậu quả mà bom nguyên tử để lại ở Hiroshima.
Công việc mà Eistein nhận được ở California vào lần đầu tiên đến Mỹ chỉ là một vị trí tạm thời, nhưng sau đó ông đã có cơ hội làm việc tại Viện Nghiên Cứu Chuyên Sâu tại Princeton, NJ, cho đến khi ông qua đời vào năm 1955.
Einstein, Flexner, John R. Hardin, và Herbert Maass trong buổi lễ đặt móng Fuld Hall, tại Viện Nghiên Cứu Chuyên Sâu vào 22/05/1939
Nehru và Indira Gandhi tới thăm Einstein
Einstein cũng là một người đóng vai trò quan trọng trong công cuộc thành lập Nhà nước Israel. The Guardian đã ghi lại quá trình Israel đã nhờ đến sự giúp đỡ của Einstein để thuyết phục Ấn Độ ủng hộ chủ quyền của Israel. Mà nhà phân tích Israel lúc đó đã nói đùa trên Tạp chỉ Time: "Ông ấy thậm chí có thể ứng dụng toán học trong nền kinh tế của chúng ta và khiến nó trở nên khả thi."
Mặc dù không thành công, Eistein đã trao đổi thư từ và nhận được phản hồi từ Thủ Tướng Ấn Độ khi đó, ngài Jawaharlal Nehru.
Jawaharlal Nehru, Thủ Tướng đầu tiên của Ấn Độ
Israel đã có được chủ quyền của mình, và sau đó, khi vị Tổng Thống đầu tiên qua đời vào năm 1952, Đại sứ Israel tại Hoa Kỳ đã gặp Eistein, đề xuất mong muốn ông trở thành Tổng thống tiếp theo. Mặc dù đã có sự nghiệp hoạt động lâu dài với tư cách là người đấu tranh vì công bằng xã hộid, Einstein vẫn từ chối.
Nguyên văn câu trả lời của Eistein khi đáp lại lời đề nghị: "Tôi cảm thấy vô cùng xúc động trước lời mời từ Israel, đồng thời cũng rất buồn và tự cảm thấy xấu hổ khi không thể nhận nó."
Cuộc đời hoạt động chính trị tích cực của Einstein giúp ông sử dụng danh tiếng của mình ủng hộ những điều tốt đẹp và lý tưởng ông hằng theo đuổi. Tuy nhiên, ông cũng hiểu rõ những hạn chế của mình, chấp nhận từ chối một vị trí mà ông cảm thấy không phù hợp dù cho cương vị đó vĩ đại đến nhường nào.