Ai nói chỉ có xăng dầu mới chịu áp lực tăng giá, món mì nổi tiếng này của Nhật Bản cũng không nằm ngoài vòng xoáy

03/05/2022 14:48 PM | Kinh doanh

Các chủ cửa hàng mì kiều mạch nổi tiếng của Nhật Bản cho biết sẽ tăng giá món ăn này trước tình hình gián đoạn về nguồn cung cũng như lạm phát tăng cao.

Ông Ryu Ishihara, chủ một cửa hàng mì kiều mạch cho biết sẽ sớm tăng giá những tô mì kiều mạch (mì soba) của mình lần đầu tiên sau một thập kỷ, vì chi phí tăng cao cộng với việc xung đột địa chính trị xảy ra gần đây đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến món mì kiều mạch vốn rất được yêu thích ở Nhật Bản.

Mặc dù được coi là một trong những món ăn tinh túy nhất của Nhật Bản, thường được ăn vào đêm giao thừa để cầu may, nhưng một phần kiều mạch, nguyên liệu chính để làm nên món này, lại đến từ Nga, quốc gia sản xuất kiều mạch hàng đầu trên thế giới.

Kiều mạch của Nga vẫn có thể được nhập khẩu, tuy nhiên những căng thẳng gần đây cũng như gián đoạn về vận chuyển đã gây ra nhiều cản trở khiến việc nhập khẩu bị trì hoãn. Điều này đã làm tăng thêm áp lực cho những chủ cửa hàng mì kiều mạch như ông Ishihara, vốn đang phải "đau đầu" trước bối cảnh lạm phát tăng trên toàn cầu, cùng với sự lao dốc của đồng yen Nhật, đã khiến giá cả leo thang.

Nước tương, bột mì và các loại rau dùng làm lớp phủ tempura và thậm chí cả cá để làm nước dùng cũng tăng giá.

"Các nhà cung cấp đã làm tất cả những gì họ có thể, nhưng lần này tình hình tồi tệ đến mức không có giải pháp nào cả ngoài việc tăng giá. Có những món tôi sẽ phải tăng từ 10 – 15%", Ishihara chia sẻ.

Mì kiều mạch nổi tiếng là một món ăn bình dân, được phục vụ nóng hoặc lạnh, thường được những người công nhân hoặc sinh viên lựa chọn. Lượng calo thấp của mì, hàm lượng vitamin cao và nhiều khoáng chất bổ dưỡng rất tốt cho sức khỏe.

Tại cửa hàng của Ishihara, giá mỗi tô mì dao động từ 290 yen (tương đương với 2,25 USD) đến 550 yen, với các món đi kèm như tempura và set cơm có giá cao hơn.

Ông cho biết với tình hình như hiện tại, chi phí nhập khẩu kiều mạch đã tăng lên. Theo Hiệp hội Kiều mạch Nhật Bản, vào năm 20200 nước này chỉ có thể tự sản xuất được khoảng 42% nhu cầu kiều mạch của mình, phần còn lại được bù đắp bằng nhập khẩu từ Nga, quốc gia cung cấp kiều mạch lớn thứ ba trên thế giới kể từ năm 2018, theo Bộ Nông nghiệp Nhật Bản.

Năm 2021, Nga vươn lên vị trí thứ hai, thay thế cho Trung Quốc và cho đến tháng 2 năm 2022, đã vươn lên vị trí số một, sau khi nổ ra xung đột giữa Nga và Ukraine, lạm phát gia tăng, hàng hóa tăng giá và đồng yen Nhật đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 20 năm qua. Trước những lệnh trừng phạt lên hệ thống ngân hàng của Nga, đã đóng băng Moscow khỏi hoạt động tài chính quốc tế, khiến việc thanh toán trở nên khó khăn hơn. Kết quả khiến các nhà nhập khẩu cũng như chế biến kiều mạch như Hua Yue tại bộ phận mua hàng của Nikkoku Seifun Co Ltd ở Matsumoto, một thành phố trong khu vực sản xuất kiều mạch truyền thống của bà Nagano, phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn.

Công ty này nhập khẩu hạt kiều mạch của Nga, cũng như các quốc gia khác bao gồm cả Trung Quốc từ 800 - 1.000 tấn, mặc dù bà từ chối đưa ra số liệu hoặc tỷ lệ chính xác.

Cho đến nay vấn đề lớn nhất nằm ở sự giao hàng chậm trễ và giá kiều mạch của Nga đã tăng đến 30% trong vòng sáu tháng qua, mặc dù một phần nguyên nhân đến từ tình trạng ngừng xuất khẩu đã được giải quyết vào năm vừa qua.

Với việc Nga chiếm một nửa sản lượng kiều mạch trên thế giới, các nhà nhập khẩu sẽ tìm kiếm nguồn thay thế khác, đó là Trung Quốc. Tuy nhiên với việc Trung Quốc cắt giảm sản lượng kiều mạch hàng năm, giá cả được dự báo sẽ còn leo thang hơn nữa.

"Việc tìm kiếm những bát mì kiều mạch giá rẻ sẽ trở nên khó khăn", chủ quán mì chia sẻ thêm.

Theo Huyền Như

Cùng chuyên mục
XEM