Ai nói chỉ cần nhiều tiền là thành công, phú quý: Có người dù được "cho" 1 triệu USD vẫn "hoàn nghèo" đó thôi

22/10/2019 23:35 PM | Sống

Người sống trong tình trạng nghèo quá lâu sẽ dễ bị giảm năng lực phán đoán và nhận biết. Bởi vì họ quá chú ý đến vấn đề sống còn trước mắt mà không dám suy xét quá nhiều vào việc đầu tư, phát triển dài hạn.

Gần đây, có một câu nói rất phổ biến: "Nghèo đói giới hạn trí tưởng tượng của bạn."

Chiếc kẹp tiền của Prada giá 185 USD.

Cục gạch bằng đất nung của Supreme giá 1.000 USD.

"Túi xách sang trọng" của Balenciaga giá 2.145 USD.

Đến ngay cả quả bóng sợi cho thú cưng cũng có giá trên 13 000 USD...

Trong mắt những người bình thường, đây là những thứ đồ đắt đỏ nhưng "không đáng" để mua. Nhưng ngược lại, nó là vật dụng thường ngày của những người giàu có.

Nếu nói nghèo đói làm giới hạn trí tưởng tượng của bạn. Vậy điều này chẳng liên quan gì, bởi vì nếu không mua những thứ này, cùng lắm chỉ bị xem là thiếu kiến thức, hơn nữa, chúng quá đắt đỏ để mua được tới tay chứ đừng nói đến việc sử dụng.

Chỗ đáng sợ nhất của nghèo đói, chính là nó khiến bạn đắm chìm trong lối "tư duy nghèo nàn" mà không thể thoát ra được.

Bởi vì bạn không biết bản thân mình lại đang ở trong một cái "hố" lớn. Giống như "ếch ngồi đáy giếng", nhận thức về thế giới của nó chỉ là cái giếng nhỏ bé đó.

"Tại sao bạn nghèo?" "Vì tôi không có tiền."

"Vậy tại sao bạn không có tiền?" "Vì tôi đã nghèo quá lâu rồi!"

Ai nói chỉ cần nhiều tiền là thành công, phú quý: Có người dù được cho 1 triệu USD vẫn hoàn nghèo đó thôi - Ảnh 1.

1. Nếu có tiền rồi, có phải bạn sẽ thoát khỏi "tư duy nghèo nàn" hay không?

Có rất nhiều người thường hay nói rằng:

"Nếu tôi có tiền, tôi chắc chắn sẽ làm tốt hơn anh A, cô B gì đó rất nhiều."

Nhưng thực tế: Chưa chắc.

Những người đã nghèo trong một thời gian dài, ngay cả khi họ trở nên giàu có, nếu tư duy còn nghèo, vậy sẽ sớm trở nên nghèo lại thôi.

Cục nghiên cứu kinh tế của Mỹ đã thực hiện một cuộc khảo sát: Trong 20 năm qua, những người trúng giải xổ số độc đắc ở châu Âu và Mỹ, trong vòng năm năm, có tỷ lệ phá sản lên tới 75%. Thậm chí có người trúng số cả 1 triệu USD mà sau này vẫn trắng tay.

Trong chương trình "Rich House, Poor House" khá nổi lúc trước, có hai gia đình nọ, hoán đổi cuộc sống cho nhau một tuần. Nhà giàu chuyển sang nhà nghèo, và nhà nghèo đổi thành nhà giàu.

Lúc này, nhà nghèo được phát tận 3000 bảng Anh mỗi tuần, trong khi nhà giàu chỉ được cho 150 bảng Anh mỗi tuần.

Người trong nhà nghèo vui không thể tả. Việc đầu tiên anh ta làm là ra ngoài, đi vào một nhà hàng sang trọng, ăn một bữa no nê. Sau đó nghĩ xem những ngày tiếp theo nên dùng số tiền này đi đâu chơi, mua gì mặc.

Ngược lại, sau khi anh chàng nhà giàu đến nhà nghèo, anh ta không hề nản lòng mà chủ động đối mặt với khó khăn. Đầu tiên, dọn dẹp lại nơi ở cho sáng sủa. Sau đó bắt đầu lập kế hoạch về việc chi tiêu, kiếm công việc, sinh hoạt hằng ngày...

Cuối cùng, thông qua chương trình, khán giả có thể hiểu ra. Anh chàng kia giàu có không phải vì do anh ta có nhiều tiền, mà do "tâm" và "trí tuệ" của anh ta giàu có. Dựa vào thái độ tích cực, ý chí mạnh mẽ, tầm nhìn xa và nỗ lực bền bỉ, anh ta có thể từ hai bàn tay trắng mà gầy dựng nên tài phú như hiện nay.

Nếu bạn không hiểu điều này, dù tiền có từ trời rơi xuống đi nữa, thì nó đến nhanh, đi cũng nhanh.

Giống như việc "tài năng không theo kịp ước mơ", nếu " trí tuệ không theo kịp tài phú", thì dù có nhiều tiền đi nữa, cũng không giữ được lâu.

Ai nói chỉ cần nhiều tiền là thành công, phú quý: Có người dù được cho 1 triệu USD vẫn hoàn nghèo đó thôi - Ảnh 2.

2. Tại sao có nhiều người nghèo không thể thoát khỏi "lời nguyền nghèo đói"?

Nhà kinh tế học người Mĩ Mullinson từng nói:

"Tầm nhìn của mọi người sẽ trở nên hạn hẹp do những tư duy giới hạn, khiến họ chỉ có cái nhìn thoáng qua, nghĩa là, họ chỉ nhìn thấy một số lượng nhỏ các vật thể có trong chiếc hộp, mà lại bỏ qua hết mọi thứ bên ngoài chiếc hộp."

Nói cách khác, chính là việc não bộ chỉ nhìn thấy số tiền bỏ ra, mà không đong đếm được những khoản lời hay những khoản lỗ khác.

Ở Ấn Độ, có một chợ rau. Có một số lượng lớn người nghèo sống ở đó.

Họ vay 1000 rupee mỗi ngày từ người giàu để đi lấy hàng.

Sau khi bán hết rau, lợi nhuận khoảng 1100 rupee. Nhưng phải trả người giàu 1050 rupee, bản thân chỉ còn lại được 50 rupee.

Thực ra, những người bán hàng rong này chỉ cần tiết kiệm 5 rupee mỗi ngày, dựa vào hiệu ứng lãi kép, sau 50 ngày, họ đã không cần vay tiền người giàu nữa. Sau này, thu nhập cũng sẽ tăng càng nhiều hơn.

Tài phú nằm trong tầm tay, nhưng tất cả người bán hàng rong đều kiên trì mượn tiền từ người giàu và nhận về 50 rupee mỗi ngày.

Chín năm trôi qua, người giàu ngày càng giàu hơn, còn người nghèo dù chăm chỉ làm việc nhưng vẫn nghèo.

Người sống trong tình trạng nghèo quá lâu sẽ dễ bị giảm năng lực phán đoán và nhận biết. Bởi vì họ quá chú ý đến vấn đề sống còn trước mắt mà không dám suy xét quá nhiều vào việc đầu tư, phát triển dài hạn.

Và họ sẽ rơi vào một vòng lẩn quẩn:

Thiếu tiền – nên chỉ quan tâm đến việc kiếm tiền, trở nên nhút nhát trong việc đầu tư, thay vào đó an tâm khi đi làm công. Từ đó, dẫn đến nhiều quyết định sai lầm.

Ai nói chỉ cần nhiều tiền là thành công, phú quý: Có người dù được cho 1 triệu USD vẫn hoàn nghèo đó thôi - Ảnh 3.

3. Làm thế nào để thoát khỏi "tư duy nghèo nàn"?

Thứ nhất: Đặt mục tiêu làm những thứ quan trọng trước.

Lập kế hoạch cụ thể và kiên trì thực hiện. Bởi tất cả những cố gắng hôm nay đều vì để đánh đổi lấy một tương lai tốt đẹp sau này.

Người càng nghèo, càng nên tự lên kế hoạch cho cuộc sống của mình.

Đại học Harvard đã từng thực hiện một nghiên cứu rất nổi tiếng. Họ tìm đến một nhóm thanh niên có hoàn cảnh và IQ khác nhau. Trong đó có 27% số người không có kế hoạch cuộc sống, 60% có kế hoạch sống rất mơ hồ, 10% có kế hoạch ngắn hạn và chỉ 3% số người có kế hoạch dài hạn.

Sau 25 năm, gần như tất cả những người có kế hoạch dài hạn đều trở thành những người hàng đầu xã hội.

Những người có kế hoạch ngắn hạn đã trở thành tầng lớp trung lưu như bác sĩ và luật sư.

Những người có kế hoạch mơ hồ sống ở tầng lớp thấp hơn, không có tiền đồ, nhưng họ lại đặc biệt hy vọng con cái có tương lai tốt đẹp sau này.

Những người không có kế hoạch nào nằm ở tầng đáy xã hội, và họ chỉ biết phàn nàn cả ngày.

Khảo sát này cho thấy: Những người có kế hoạch cuộc sống khác nhau, sẽ tự tạo nên khoảng cách khác nhau.

Do đó, để thoát khỏi "tư duy nghèo nàn", trước hết hãy đặt mục tiêu và kế hoạch, rồi cố gắng, kiên trì hành động.

Thứ hai: Làm điều quan trọng trước, chứ không phải điều cấp bách trước.

Khi bạn đã lên kế hoạch sẵn sàng, hãy cố gắng hoàn thành 20% những việc quan trọng trước. Bởi nếu phần này được thực hiện, nó sẽ tạo ra đến 80% kết quả.

Thứ ba: Hành động.

Trên thế giới này, "há miệng chờ sung" sẽ chẳng bao giờ có kết quả tốt, có ước mơ mà không thực hiện thì chỉ là ảo tưởng. Ngồi không và chờ đợi sẽ chẳng bao giờ có kết quả.

Dù thế giới có tàn nhẫn cỡ nào đi nữa, chỉ cần bạn dám đi, nhất định sẽ tìm ra đường.


Thiên Tuyết

Cùng chuyên mục
XEM