“A dog called Money”: Cả bạn và con của bạn đều nên học cách theo đuổi ước mơ và tài phú

07/06/2020 10:14 AM | Sống

Trông thì có vẻ là một câu chuyện cổ tích dành cho trẻ em, nhưng đây lại là “câu chuyện cổ tích về quản lý tài chính” và là bài học vỡ lòng về tài chính thích hợp cho cả trẻ em lẫn người lớn. Nếu bạn đã là cha mẹ, hãy cho con mình đọc cuốn sách này, bồi dưỡng cho con nhận thức và hứng thú về tài chính ngay từ khi còn nhỏ, đồng thời giúp con lập nên một “danh sách nguyện vọng”, rồi thông quan nỗ lực và tìm tòi, đi hiện thực hóa ước mơ.

Cuốn sách "A dog called Money" là một câu chuyện cổ tích kể về cô bé 12 tuổi người Đức, Kira, nhờ có sự giúp đỡ tới từ người bạn của mình là chú chó nhỏ có tên Money, cô bé đã biết làm sao để kiếm ra tiền đồng thời quản lý tài chính, từ đó giúp đỡ gia đình vượt qua được rất nhiều khó khăn.

Trông thì có vẻ là một câu chuyện cổ tích dành cho trẻ em, nhưng đây lại là "câu chuyện cổ tích về quản lý tài chính" và là bài học vỡ lòng về tài chính thích hợp cho cả trẻ em lẫn người lớn. Nếu bạn đã là cha mẹ, hãy cho con mình đọc cuốn sách này, bồi dưỡng cho con nhận thức và hứng thú về tài chính ngay từ khi còn nhỏ, đồng thời giúp con lập nên một "danh sách nguyện vọng", rồi thông qua nỗ lực và tìm tòi, đi hiện thực hóa ước mơ.

Nếu bản thân bạn chưa có hiểu biết về "kế hoạch tài chính", vậy thì cuốn sách này cũng rất thích hợp cho những người mới bắt đầu tìm hiểu về phương diện này đọc và học tập.

“A dog called Money”: Cả bạn và con của bạn đều nên học cách theo đuổi ước mơ và tài phú - Ảnh 1.

Cuốn sách "A dog called Money"

Thiết lập một "danh sách ước mơ"

Trước khi Money quyết định truyền lại cho Kira những quy tắc về tiền bạc, Money đã yêu cầu Kira viết ra 10 lý do "muốn trở nên giàu có", để chứng minh rằng mình thực sự có nguyện vọng "muốn trở nên giàu có".

Kira đã liệt kê ra 10 lý do "muốn trở nên giàu có":

Một chiếc laptop.

Mọi đĩa CD mà mình muốn có.

Chiếc quần bò hàng hiệu màu đen.

Giúp đỡ những đứa trẻ không được giàu có giống như mình.

Mùa hè năm sau tham gia chương trình trao đổi sinh ở Mỹ, nâng cao trình độ tiếng Anh.

Giúp ba mẹ trả hết nợ nần.

Mời cả đại gia đình đi Ý ăn một bữa thật lớn.

Thường xuyên gọi điện cho người bạn cách xa mình 200 nghìn mét, muốn gọi bao lâu thì gọi.

Mua đôi giày thể thao tuyệt đẹp mà mình ao ước bấy lâu.

Một chiếc xe đạp 18 tốc độ.

Sau khi liệt kê xong, Kira bỗng nhiên cảm thấy "giàu có" là một chuyện gì đó rất đáng để giành lấy, vừa đem lại tiền tài, vừa giúp mình làm được nhiều chuyện thú vị.

Money yêu cầu Kira lựa chọn ra 3 việc quan trọng nhất, Kira lựa ra:

Một chiếc laptop.

Giúp ba mẹ trả hết nợ.

Mùa hè năm sau tham gia chương trình trao đổi sinh ở Mỹ, nâng cao trình độ tiếng anh.

Phần lớn mọi người đều không hiểu thật rõ ràng rằng bản thân mình muốn cái gì, chỉ biết rằng mình muốn có được rất nhiều thứ, kết quả cuối cùng lại là chẳng có được thứ gì.

Vì vậy, phương pháp tốt nhất chính là hiểu thật rõ ràng khát vọng nội tâm thực sự của bản thân, đồng thời xem nó là mục tiêu đi nỗ lực.

Thực ra, không chỉ có trẻ em chưa bao giờ suy nghĩa tới ý nghĩa của tiền bạc hay ước mơ, mà rất nhiều người lớn cũng chưa bao giờ nghiêm túc suy ngẫm "ước mơ" rốt cuộc là cái gì.

Không ít người theo đuổi cái gọi là "tự do tài chính", nhưng lại không nói ra được "mục tiêu" tương ứng để hiện thực hóa "tự do tài chính" rốt cuộc là gì.

“A dog called Money”: Cả bạn và con của bạn đều nên học cách theo đuổi ước mơ và tài phú - Ảnh 2.

Thiết lập "danh sách ước mơ"

Chuẩn bị một cuốn "sổ tay ước mơ"

Sau khi lập ra danh sách ước mơ, Money yêu cầu Kira chuẩn bị một cuốn "sổ tay ước mơ", thu thập một vài bức ảnh liên quan tới khát vọng của mình.

Thông qua việc hàng ngày giở những bức hình đó ra xem, ước mơ của chúng ta đang được "thị giác hóa" – tưởng tượng mình đã mua được một chiếc laptop, giúp ba mẹ trả hết nợ, còn được đi Mỹ trao đổi – tưởng tượng ra những viễn cảnh thành công đó sẽ giúp tăng thêm động lực giúp chúng ta đi hiện thực hóa ước mơ của mình.

“A dog called Money”: Cả bạn và con của bạn đều nên học cách theo đuổi ước mơ và tài phú - Ảnh 3.

Chuẩn bị "sổ tay ước mơ"

Chuẩn bị một "ngân hàng heo đất ước mơ"

Nếu các bạn nhỏ trong gia đình đã lập ra được cho mình một "danh sách ước mơ", muốn hiện thực hóa ước mơ, bạn sẽ không thể tách ra khỏi được chuyện tiền bạc. Tác dụng của heo đất ước mơ chính là một hình thức tiết kiệm cho ước mơ, chuẩn bị cho mình một chú heo đất hoặc đơn giản là một chiếc lọ thủy tinh, rồi viết những ước mơ của mình dán lên đó.

Đối với các bạn nhỏ mà nói, có lẽ các bạn sẽ lo lắng rằng: nếu đem hết tiền đi nuôi heo đất, vậy thì có nghĩa là tiền ăn vặt hàng ngày của mình sẽ ít đi.

Người lớn hướng dẫn con cái của họ ra sao, điều này rất quan trọng, hãy "đánh lạc hướng", khuyên con nghĩ theo một hướng khác rằng: thay vì ngồi đó lo lắng tiền tiêu vặt bị ít đi, chi bằng nghĩ xem làm sao mới có thể kiếm thêm được nhiều tiền tiêu vặt hơn?

Một số trẻ em có thể gặp một vài khó khăn và thất bại trên con đường thực hiện ước mơ, nhưng đó cũng là điều tốt, bởi bạn cần phải để chúng biết rằng, kiếm tiền là một việc không hề dễ dàng.

“A dog called Money”: Cả bạn và con của bạn đều nên học cách theo đuổi ước mơ và tài phú - Ảnh 4.

Chuẩn bị "ngân hàng heo đất ước mơ"

"Nhật kí thành công"

Money còn đề cập tới một đạo lý vô cùng quan trọng rằng: Bạn có thể kiếm được tiền hay không, điều quan trọng không nằm ở việc bạn có phương pháp tốt hay bạn thông minh tới đâu, mà là ở mức độ tự tin của bạn.

Để thiết lập sự tự tin, hãy chuẩn bị cho mình một cuốn sổ, đặt tên cho nó là "nhật kí thành công", sau đó, ghi lại tất cả những việc thành công của ngày hôm nay vào nhật kí, ít nhất hãy viết ra 5 thành quả của mình, dù chỉ là những việc vô cùng nhỏ nhặt.

Tác dụng của nhật kí thành công nằm ở chỗ, khi bạn cảm thấy mình làm không tốt điều gì đó, hãy mở cuốn nhật kí, rồi từ trong đó, bạn sẽ tìm ra bằng chứng để tin rằng thực ra, mình có năng lực để hoàn thành bất cứ điều gì.

“A dog called Money”: Cả bạn và con của bạn đều nên học cách theo đuổi ước mơ và tài phú - Ảnh 5.

Thiết lập "nhật kí thành công"

"Lập tức hành động"

Có "danh sách ước mơ", "sổ tay ước mơ", "heo đất ước mơ", "nhật kí thành công", tiếp theo, đó là, lập tức hành động.

Tính tự giác kỉ luật của các bạn nhỏ là khá yếu, cần tới sự khích lệ và để mắt của người lớn. Ngoài việc thúc đẩy con mình hình thành nên thói quen tiết kiệm, cha mẹ cũng cần phải ý thức dạy con suy nghĩ "làm sao để tăng thu nhập" - tất nhiên không phải là lăn lê ăn vạ để ba mẹ cho thêm tiền, nếu không nó sẽ biến thành ba mẹ thực hiện ước mơ thay con rồi.

Phần lớn cuốn sách "A dog called Money" đều dùng để miêu tả cách Kira "lập tức hành động" để hiện thực hóa danh sách mục tiêu của mình.

Money đã đưa ra cho Kira rất nhiều lời khuyên thực tế và hữu ích.

Kiến thức và kĩ năng mà nhiều đứa trẻ biết được còn quá ít, Money đã đưa ra hai gợi ý làm sao để kiếm được tiền rằng:

Thứ nhất, giải quyết cho người khác một vấn đề khó khăn nào đó, bạn có thể kiếm được nhiều tiền.

Thứ hai, tập trung tinh thần và sức lực vào những việc bạn biết và có thể làm tốt.

Kira đã có được truyền cảm hứng sau hai lời khuyên này, cô bé nghiêm túc suy nghĩ xem mình biết và có thể làm được những gì, rồi quyết định bắt đầu từ việc mà mình yêu thích.

Kira rất thích đi dạo cùng Money, vì vậy cô bé quyết định bắt đầu kiếm tiền từ việc "dắt chó nhà hàng xóm đi dạo".

“A dog called Money”: Cả bạn và con của bạn đều nên học cách theo đuổi ước mơ và tài phú - Ảnh 6.

Lập tức hành động

Tuy nhiên, trong quá trình này, Kira rất dễ mất tập trung, hành động của cô bé dễ bị những điều khác làm phân tán, lúc này, Money đưa ra cho cô bé 3 lời khuyên làm sao để duy trì được sự tập trung:

1. Khi gặp khó khăn, vẫn phải kiên trì với suy nghĩ của bản thân;

2. Khi mọi việc đang diễn ra hết sức thuận lợi, cũng vẫn phải kiên trì điều này;

3. Khi quyết định làm một việc gì đó, hãy hoàn thành nó trong 72 giờ, bởi sau đó, bạn có thể sẽ không bao giờ muốn làm lại lần nữa.

Về phần ba mẹ của Kira, khi họ bị choáng ngợp bở lãi suất cho vay cao ngất ngưởng, Money cũng đã đưa ra 4 lời khuyên dành cho những người đang trong tình cảnh nợ đầm đìa giống ba mẹ Kira:

1. Người đang nợ nần, hãy hủy hết thẻ tín dụng, bởi lẽ hầu hết mọi người khi tiêu tín dụng đều sẽ tiêu nhiều hơn khi dùng tiền mặt.

2. Căn cứ vào thu nhập để quyết định giới hạn chi tiêu.

3. Sau khi đã trừ đi chi phí sinh hoạt, hãy cất một nửa của số tiền còn lại đi, một nửa còn lại dùng để chi cho các khoản vay tiêu dùng.

4. Người đang nợ nần, hãy nhét một từ giấy có ghi "Có thực sự cần thiết không?" vào ví của mình.

Khi Kira có được tiền sau khi dắt chó nhà hàng xóm đi dạo, người hàng xóm cũng đã nói với Kira rằng:

Hãy chi tiêu số tiền này sao cho hợp lý, biến một nửa số tiền thành con gà đẻ trứng vàng, dùng nó để tạo ra lời lãi, để tiền sinh tiền; một phần hãy hãy nhét vào lợn đất, phần còn lại có thể để đó làm tiền tiêu vặt.

Những người hàng xóm khác cũng giúp đỡ Kira hiểu rõ hơn bản chất của tiền bạc: Tiền bạc sẽ không khiến bản chất của con người trở nên xấu đi. Nó có thể giúp nâng cao chất lượng cuộc sống, giúp chúng ta dễ dàng thực hiện được mục tiêu và ước mơ của mình hơn.

“A dog called Money”: Cả bạn và con của bạn đều nên học cách theo đuổi ước mơ và tài phú - Ảnh 7.

Tăng thu giảm chi, đầu tư vào cổ phiếu và quỹ, tham gia các câu lạc bộ đầu tư, phát biểu diễn giảng về đầu tư…. Thông qua "lập tức hành động" và việc tiếp thu những lời khuyên và trí tuệ của những người xung quanh, Kira ngày càng bước gần hơn tới ước mơ của mình – và cuối cùng, Kira đã hoàn thành được danh sách ước mơ, đồng thời còn có cho mình một khối tài sản kha khá.

Trong quá trình theo đuổi ước mơ và sự giàu có, Kira cũng cảm nhận ra được rất nhiều niềm vui và sự phong phú mà trước đây cô chưa từng được trải qua -- mỗi ngày đều không ngừng nỗ lực đi tìm tòi sự vật mới, mỗi ngày đều suy nghĩ rất nhiều vấn đề, mỗi ngày đều tiếp xúc, giao lưu với rất nhiều người…

Kira là điển hình cho chân lý: khi bạn thực sự và nghiêm túc nỗ lực hết mình, ước mơ nhất định sẽ trở thành hiện thực.

Alexx

Cùng chuyên mục
XEM