8 bài học cuộc sống mà ta có thể học từ các bộ phim "trí tuệ" nổi tiếng
Kể từ bắt đầu được sáng tạo ra cho tới nay, phim ảnh đã trở thành một hình thức nghệ thuật giải trí có sức ảnh hưởng rất lớn tới người xem và thường xuyên dạy cho chúng ta các bài học giá trị 8 bài học cuộc sống mà ta có thể học từ các bộ phim "trí tuệ" nổi tiếng
Kể từ bắt đầu được sáng tạo ra cho tới nay, điện ảnh đã trở thành một hình thức nghệ thuật giải trí có sức ảnh hưởng rất lớn tới người xem và thường xuyên dạy cho chúng ta các bài học giá trị, mở rộng kho kiến thức về cuộc sống. Tùy thuộc theo nhận thức của từng người, mỗi người trong chúng ta sẽ đúc kết ra bài học khác nhau bởi chúng ta đều có cách tiếp thu thông tin khác nhau và có ý kiến của riêng mình về cuộc phiêu lưu điện ảnh đang xảy ra trước mắt.
Sau đây, ta sẽ đến với 8 bài học cuộc sống rất quan trọng mà nhiều người có thể học được từ các bộ phim “trí tuệ” nổi tiếng.
1. “Requiem for a Dream” (2000): Nghiện ngập không chỉ đơn giản là lạm dụng thuốc
Được đạo diễn bởi Darren Aronofsky và có sự tham gia của các diễn viên nổi tiếng như Jared Leto, Jennifer Connelly và Ellen Burstyn,”Requiem for a Dream” là một bộ phim tâm lý học về chuyện nghiệp ngập nhưng nó không hề đơn giản như người ta vẫn nghĩ. Một trong khái niệm quan trọng được đề cập đến trong phim chính là mục đích sống của mỗi con người trong xã hội. Tất cả chúng ta đều tìm kiếm một mục đích sống cho riêng mình, nhưng nếu tìm kiếm mục đích đó lại giết chết ta thì sao?
Các nhân vật trong phim đều có ước mơ mà họ sẵn sàng làm mọi thứ để đạt được, bao gồm cả chuyện sử dụng thuốc phiện. Mặc dù đúng là phim có cho thấy tác hại của nghiện ngập và các dạng độc phẩm có thể gây hại tới một con người ra sao, nhưng cái nghiện ghê gớm nhất mà nó muốn nói đến chính là ước mơ và ham muốn tột độ của con người. Bạn sẵn sàng đi xa đến đâu để đạt được mong muốn của mình? Nó có đáng để bạn liều cả tính mạng không?
2. “Memento” (2000): Để đạt được mục đích, bạn phải học về bản thân mình
Bộ phim tâm lý trinh thám này được đạo diễn bởi Christopher Nolan và có diễn viên chính là Guy Pearce. Nội dung của nó xoay quanh một người đàn ông cố gắng đi tìm kẻ đã giết vợ mình, trong khi bị mắc chứng mất trí nhớ. Thông qua các tình tiết trong phim, khán giả có thể nhận thấy rằng một con người có thể đạt được mọi thứ nếu thực sự dồn hết tâm trí mình cho điều ấy. Cho dù là các đoạn ký ức mờ nhạt hay sự lẫn lộn trong ý thức cũng không thể ngăn nổi ta nếu ta có một mục đích rõ ràng. Hiểu được bản thân mình thế nào có lẽ là bài học quan trọng nhất người xem có được từ “Memento” bất kể tai họa mà nó có thể mang tới.
3. “Fight Club” (1999): Sống vì bản thân mình
Với sự tham gia của một dàn diễn viên toàn sao gồm Brad Pitt, Edward Norton, Helena Bonham Carter và Jared Leto, bộ phim của đạo diễn David Fincher có hàm chứa nhiều triết lý xã hội, chứng mất ngủ và cả một câu lạc bộ đánh lộn đúng nghĩa. Đến cuối cùng, “Fight Club” dạy cho chúng ta bài học về điều không thể tránh khỏi. Tất cả con người rồi sẽ đến lúc phải chết và ta phải biết chấp nhận điều đó.
Nó cũng dạy cho chúng ta rằng các thứ vật chất không quan trọng, như bạn có bao tiền hay bạn đang đi xe xịn ra sao. Suy cho cùng, tất cả những thứ đó đều không quan trọng. Nếu ai cũng sẽ phải chết vậy tại sao ta lại phải gồng mình để gây ấn tượng cho người khác trong khi điều quan trọng nhất là chúng ta đang nghĩ gì về bản thân mình? Hãy sống vì bản thân mình đi.
4. “Vanilla Sky” (2001): Không bao giờ là quá muộn để thay đổi cuộc sống của mình
Cameron Crowe là người ngồi trên cương vị đạo diễn của bộ phim khoa học viễn tưởng, tâm lý học độc đáo này, kết hợp nhiều diễn viên tên tuổi như Tom Cruise, Penélope Cruz, Cameron Diaz và Kurt Russell. Nó kể về cuộc sống của một người đàn ông bị tai nạn khiến khuôn mặt anh ta bị biến dạng xấu xí, và phải cố gắng phân biệt đâu là thế giới thật, đâu là mơ để rồi đến khi nhận ra một sự thực hết sức bất ngờ.
Giống như nhân vật chính trong phim, tất cả chúng ta đều có một cơ hội lần hai, thậm chí cơ hội lần ba và hơn thế. Mỗi buổi sáng thức dậy là một cơ hội mới để bạn có thể thay đổi cuộc sống của mình, một cơ hội để bạn làm một điều gì đó khác ngày hôm qua. Không quan trọng là bạn bao tuổi, nếu bạn muốn thay đổi, thì hãy làm ngay bây giờ đi, bởi vì ngày mai có thể đã là quá muộn rồi. Chờ đợi thì có ích gì chứ?
5. “Donnie Darko” (2001): Là bản thân mình cũng tốt, bất kể bạn có khác biệt đến đâu
Là bộ phim đáng nhớ nhất trong sự nghiệp của đạo diễn Richard Kelly và có sự góp mặt của Jake Gyllenhaal, Jenna Malone, Maggie Gyllenhaal và Drew Barrymore, “Donnie Darko” là một tác phẩm khoa học viễn tưởng tâm lý về một cậu học sinh khám phá cuộc sống và ý nghĩa sống là gì. Thông qua Donnie, ta có thể thấy rằng mình không việc gì phải cố gắng hòa nhập với xung quanh, và không có gì sai khi bản thân mình có sự khác biệt cả. Nếu bạn không được là chính mình thì làm sao bạn có thể thấy vui vẻ được? Đây là cuộc sống của bạn, hãy sống như bạn muốn sống và đừng để lời lẽ của người khác kéo mình xuống.
6. “Shutter Island” (2010): Sự quan trọng của hành động từ bỏ
Ba ngôi sao Leonardo DiCaprio, Mark Ruffalo và Michelle Williams là diễn viên chính trong bộ phim tâm lý trinh thám bí ẩn tuyệt vời của đạo diễn gạo cội Martin Scorsese. Nội dung của nó kể về câu chuyện hai viên thanh tra đi đến một bệnh viên tâm thần xây dựng biệt lập trên một hòn đảo để điều tra một nữ bệnh nhân bị mất tích. Xuyên suốt bộ phim, chúng ta được thấy nhân vật Teddy (DiCaprio thủ vai) liên tục phải đối mặt với hình ảnh người vợ đã mất và bị giằng xé giữa hiện thực - ảo tưởng của bản thân mình.
Bộ phim nhấn mạnh sự mất mát này đã ảnh hưởng tới anh ta ra sao và vì thế mà có thể gây nguy hại sang cả những người xung quanh thế nào. Trong đời người, sự mất mát là không thể tránh khỏi và chúng ta phải chịu đựng nó mỗi ngày, nhưng cuộc sống vẫn phải tiếp diễn chứ không thể mắc kẹt trong quá khứ được. Hãy tự biết giải phóng cho bản thân và đón nhận những gì sẽ xảy ra tiếp theo.
7. “The Butterfly Effect” (2004): Mọi thứ xảy ra đều có lí do
Đạo diễn bởi Eric Bress và J. Mackye Gruber, bộ phim tâm lý viễn tưởng này có sự tham gia của hai ngôi sao là Ashton Kutcher và Amy Smart với nội dung chính kể về một người đàn ông có khả năng quay trở lại quá khứ và cố gắng thay đổi sự việc đã xảy ra để có được một tương lai tốt đẹp hơn. Thông điệp lớn nhất mà “The Butterfly Effect” đề cập đến chính là “mọi thứ xảy ra đều có lí do, thay đổi một thứ là thay đổi mọi thứ.” Vì vậy, mỗi khi bạn phải đưa ra một lựa chọn trong cuộc sống, bạn phải nghĩ về mọi hậu quả mà quyết định của mình có thể dẫn tới. Mọi hành động đều có nguyên cớ và ảnh hưởng, từ hành động này sẽ dẫn đến một hành động khác và cứ thế tiếp diễn.
8. “Inception” (2010): Một ý tưởng có thể thay đổi cả thế giới
Có sự tham gia của rất nhiều tên tuổi hàng đầu như Leonardo DiCaprio, Joseph Gordon-Levitt, Ellen Paige và Tom Hardy, bộ phim hành động khoa học viễn tưởng phức tạp này được đạo diễn bởi Christopher Nolan. “Inception” có nội dung xoay quanh một người đàn ông có khả năng đi vào giấc mơ của người khác để đánh cắp ký ức.
Thông qua hành động và lời nói của Cobb (DiCaprio), bộ phim dạy chúng ta rằng tất cả mọi thứ đều có bắt đầu chỉ là một ý tưởng và từ một ý tưởng có thể thay đổi tất cả. Nó cho thấy tầm quan trọng của nhân loại, không có chúng ta thì công nghệ và xã hội văn mình này cũng sẽ không hề tồn tại. Các giấc mơ của chúng ta phải có bắt đầu ở đâu đó, và chúng bắt đầu bằng một suy nghĩ – một ý tưởng trong đầu của ta. Đồng thời, phim còn dạy ta rằng giao tiếp đối thoại sẽ giúp ta giải quyết rắc rối của chính mình ví như Cobb kể cho Ariadne về quá khứ tội lỗi của anh.