70 tuổi có 5 người con nhưng tôi vẫn mơ về một cái Tết đoàn viên: 2 con gái lấy chồng xa, 3 con trai chỉ quan tâm đến tài sản, thậm chí xa lánh bố vì từng có "vết đen"
Nhìn hàng xóm sum vầy cùng con cháu, đôi vợ chồng già chỉ biết nhìn nhau chua xót. Biết đến bao giờ, chúng tôi mới lại có một cái Tết đoàn viên...
Tôi họ Lý, năm nay đã 70 tuổi, còn vợ tôi cũng đã 68 tuổi. Chúng tôi sống tại một thành phố nhỏ, cách Thủ đô tới mấy trăm cây số. Vốn dĩ cả tôi và vợ đều không được học cao, ngày xưa ở thời chúng tôi chỉ học hết bậc tiểu học đã là may mắn. Bởi vậy chúng tôi xác định về già không có lương hưu mà chỉ có thể cố gắng lao động và nhờ cậy các con.
Chúng tôi có cả thảy 5 người con, 2 trai và 3 gái. Để nuôi được 5 người con ăn học chắc mọi người sẽ hiểu khó khăn đến mức nào. Khi còn trẻ, tôi làm bất cứ việc gì để có thể làm ra tiền nhưng cuộc sống nghèo khổ vẫn cứ mãi hoàn nghèo khổ.
Buổi sáng từ 3 giờ, mặc trời mưa to hay rét buốt, tôi sẽ ra chợ đầu mối làm bốc vác thuê. Đến trưa, tôi sẽ gia nhập đội thợ xây, đi khiêng gạch, xách hồ. Đến tối, sau bữa cơm cùng vợ con, tôi lại tranh thủ đi bán thêm bánh bao, ngô luộc tới 11h khuya mới trở về nhà đi ngủ.
Vợ tôi cũng vô cùng vất vả, cô ấy vừa phải chăm sóc con, làm việc nhà, cấy lúa, làm bánh...Cả ngày sấp ngửa, chẳng lúc nào được nghỉ ngơi. Nhưng khi ấy tiền công cán chẳng được là bao, nếu mùa màng thất bát thì chỉ còn cách đi vay tiền để sống qua ngày.
Nhưng vợ chồng chúng tôi luôn nghĩ, dù khó khăn đến đâu cũng phải lo cho 5 đứa đi học đầy đủ. Bởi chỉ có học mới thoát nghèo và mai sau khi các con đã thành công thì chúng sẽ chăm lo cho bố mẹ.
Vợ chồng tôi cứ mơ về một tương lai êm đềm như vậy để mà động viên nhau cố gắng. Thế nhưng, ông trời chắc thấy cuộc sống của gia đình tôi chưa đủ cay đắng nên vẫn thêm thử thách.
Hôm ấy do quá mệt nên tôi có dậy muộn hơn mọi ngày, khi ra đến chợ thì đã bị người khác dành mất việc. Nghĩ đến cảnh vợ con nheo nhóc, mấy đứa trẻ còn đợi bố mang tiền về đóng học, tôi đã không kiềm chế được mà vung tay đánh ông chủ.
Hắn là người có tiền nên dù sau đó vợ chồng tôi van xin hết lời thì hắn cũng nhất quyết đòi bồi thường số tiền lớn. Nếu không có tiền thì phải ngồi tù. Vậy là, tôi chấp nhận phương án hai, ngồi tù trong 1,5 năm.
Những ngày sống phía sau song cửa sắt, đã bao đêm tôi thức trắng nằm khóc. Tôi hận bản thân mình hành động ngu dốt để rồi nhận lấy kết cục bi thảm. Tôi thương vợ tôi vất vả gồng gánh một mình nuôi con, bình thường có tôi cùng lao động kiếm tiền đã không đủ ăn thì giờ đây vợ tôi biết làm sao.
Hết than thân trách phận, tôi lại ngước mặt lên chửi ông trời. Có phải, ông đã quá tàn nhẫn với tôi không.
Thấm thoắt thời gian qua đi, rồi cũng đến ngày tôi được trở về với gia đình của mình. 1,5 năm không phải quá dài nhưng cũng đủ khiến những đứa trẻ cảm thấy lạc lõng với bố của mình. Đặc biệt là Dương, người con cả của tôi.
Vì vợ tôi không thể đảm đương được kinh tế nên Dương phải nghỉ học đi làm thuê phụ mẹ nuôi các em. Từ đó, thằng bé trở nên lãnh cảm, cả ngày nó cứ lầm lì chẳng nói chuyện với ai. Đặc biệt, tôi có cảm giác nó xấu hổ vì có người bố như tôi. Nó không thích chạm mặt tôi, ngay cả những bữa cơm cũng cố tình ăn riêng. Dương cũng không thích đi bên cạnh khi ra ngoài đường và tất nhiên khi ai hỏi nó về bố thì nó đều trả lời nhát gừng cho xong.
Tôi rất buồn, nhưng chưa từng một lần trách mắng con. Tôi giận bản thân nhiều hơn.
Về sau, nhờ được chính quyền cho vay vốn, vợ chồng tôi chuyển hướng quy hoạch lại khu ruộng lúa thành trang trại, vừa chăn nuôi, vừa trồng trọt. Từ đó, kinh tế gia đình dần ổn định, các con cũng dần trưởng thành, học hành lớn khôn, hết cấp 1, cấp 2, cấp 3 rồi vào đại học, tốt nghiệp đi làm. Riêng Dương dù được bố mẹ gợi ý đi học lại nhưng nó không muốn, nó tự chuyển đến thủ đô bươn chải, kiếm việc làm và cùng bạn bè kinh doanh. Mỗi năm, Dương chỉ về 1 lần vào dịp Tết, hoặc có khi không về. Nó vẫn xa lánh tôi.
Đến khi lo xong chuyện dựng vợ gả chồng cho con gái út thì cũng là lúc vợ chồng tôi đã già. Hai đứa con gái lấy chồng xa, 2 thằng con trai đi nơi khác lập nghiệp rồi mua nhà ở đó luôn. Duy chỉ có 1 thằng thứ ba là lấy vợ và làm ăn ngay gần nhà.
Do tuổi đã cao, vợ chồng tôi cũng không chăn nuôi nữa mà dùng tiền tiết kiệm mở một tiệm tạp hóa sinh sống qua ngày. Chúng tôi xác định khi còn sức lao động thì chưa làm phiền các con.
Mấy ngày gần đây, khi Tết Nguyên đán đã gần kề, tôi mới nói với vợ gọi điện lần lượt cho các con, kêu chúng Tết này đưa các cháu về thăm ông bà. Hai đứa con gái từ chối, chúng kêu tiền vé máy bay rất đắt, hơn nữa Tết chỉ được nghỉ mấy ngày, chúng muốn đi du lịch nên hẹn dịp khác sẽ về. Còn 3 thằng con trai nói cuối tuần chúng sẽ có mặt để nói chuyện quan trọng.
Thứ 7 vừa rồi, 3 chiếc xe ô tô đậu trước cửa nhà. Lạ một chỗ là, mấy thằng con trai của tôi chỉ về một mình, chứ không hề dẫn theo vợ con. Bất giác, trong lòng tôi thấy có điềm chẳng lành.
Sau khi vào nhà, Dương nói ngay rằng: "Thưa bố mẹ, nay 3 anh em con về đây là có chuyện muốn nói. Đợt vừa rồi con có hợp tác cùng bạn bè buôn bán bất động sản, nhưng giờ đang cần gom góp nhiều tiền mà chẳng thể vay mượn ở đâu.
Con biết chỗ trang trại nhà mình đang dính vào quy hoạch làm sân bay, cả ngôi nhà này nữa nên giá đất lên rất cao. Sau này bố mẹ mất đi cũng không mang tài sản đi được, chi bằng bây giờ bố mẹ chuyển lại hết cho chúng con".
Thằng thứ hai tiếp lời: "Anh con nói đúng đấy ạ. Con làm ăn cũng rất khó khăn, bố mẹ phải hậu thuẫn chúng con, chẳng nhẽ bố mẹ lại muốn chúng con khổ sao".
Thằng thứ ba chỉ nói ngắn gọn: "Con nghe theo lời các anh".
Tôi im lặng một chút rồi ngẩng đầu lên nhìn các con một lượt: "Các con nói đúng, tài sản này trước sau gì bố mẹ cũng sẽ cho các con, nhưng hiện nay bố mẹ chưa chết, nếu bán đi hết rồi thì bố mẹ sẽ ở đâu".
Dương nhanh chóng đáp: "Bây giờ người già vào viện dưỡng lão sống hết rồi bố mẹ à. Ở đó có bác sỹ chăm lo, nếu chẳng may phát bệnh thì họ sẽ cứu chữa kịp thời chứ bố mẹ ở nhà nếu chẳng may bị cảm lạnh, đột quỵ thì đâu có ai biết.
Hơn nữa dịch vụ từ ăn uống, hoạt động giải trí, thể chất đều rất tốt. 3 chúng con đã tham khảo một địa điểm này rất phù hợp với sở thích của hai người, chi phí thì chúng con sẽ chia nhau lo. Bố mẹ xem thử đi".
Vừa nói, Dương vừa đưa cho tôi tờ giấy quảng cáo về một viện dưỡng lão. Tôi chẳng quan tâm đến, thậm chí chẳng thèm liếc mắt nhìn, bởi trong lòng đang dâng lên một nỗi đau đến phẫn uất. Tôi nhìn sang vợ của mình, bà ấy đã lén lau những giọt nước mắt. Tôi hiểu vợ mình thất vọng đến nhường nào.
Tôi hít một hơi thật sâu rồi nói: "Tôi không nghĩ các anh lại đối xử với bố mẹ mình như vậy. Các anh mong chúng tôi bán đất, bán nhà cửa để chia tiền cho các anh, rồi tống chúng tôi vào viện dưỡng lão để rảnh nợ. Các anh có còn nhân tính hay không, các anh không sợ trời phạt sao.
Trước đây, chúng tôi khổ cực ra sao để nuôi các anh khôn lớn. Dương, anh là người hiểu rõ nhất mà. 3 giờ sáng trời buốt thấu tận xương, tôi vẫn đi bốc vác ngoài chợ. Chỉ vì một chút lầm lỡ, nghĩ đến các con đói khổ ở nhà nên mới tức tối đến mức đánh người ta rồi vào tù. Nhưng anh là con cả, anh không thèm nhìn mặt tôi từ bé đến bây giờ.
Mẹ các anh đến bây giờ không dám mua lấy một bộ quần áo mới, tiền tiết kiệm có bao nhiêu đều phụ giúp các anh nuôi con, mua nhà. Đã bao giờ các anh báo hiếu chúng tôi chưa.
Xin lỗi, chúng tôi không giúp các anh được. Từ giờ, các anh đừng về nhà này nữa".
Nói xong, tôi lấy chổi vừa quét vừa đuổi chúng ra khỏi nhà. Tôi biết, bây giờ tôi đã mất 3 người con trai này.
Tôi ôm lấy vợ, an ủi bà ấy đừng buồn. "Dù sao chúng ta vẫn còn 2 đứa con gái hiếu thảo, còn một căn nhà để ở và một cửa hàng để kiếm tiền sinh sống. Sau này chết đi, chúng ta sẽ quyên góp hết tài sản cho xã hội, để những người nghèo hơn được hỗ trợ chứ không phải cho mấy thằng con trai tham lam, bất hiếu".
Tôi rất hối hận vì trước kia đã sống quá vất vả, chỉ biết chăm cho các con mà không nghĩ đến bản thân, để giờ đây chúng đối xử với bố mẹ như vậy. Năm nay, sẽ chỉ có hai ông bà già nương tựa vào nhau, tôi có đến 5 người con nhưng vẫn phải mơ về một cái tết đoàn viên, thật sự tôi rất đau lòng!