7 sự thật bất ngờ về Google có thể bạn chưa từng nghe

09/06/2016 19:18 PM | Công nghệ

Google ban đầu có tên là BackRub, thường sử dụng một công cụ web bí mật để tuyển lựa các lập trình viên tài năng trên khắp thế giới, luôn để đồ ăn trong vòng bán kính 50 mét nơi các nhân viên ngồi làm,...và còn gì nữa?

1. Tên gốc ban đầu của Google là BackRub bởi hệ thống tìm kiếm luôn dò back link để kiểm chứng và xếp hạng website. Sau đó, công ty được chuyển tên thành Googol có nghĩa là 10100 (số 1 được theo bởi 100 chữ số 0) với ẩn ý về sức mạnh tìm kiếm thông tin của công ty. Thế nhưng khi đăng ký tên miền thì hai nhà đồng sáng lập đã viết sai chính tả thành “Google” và kết quả là chúng ta có cái tên như hiện nay.

2. Tại trụ sở chính Googleplex, hoạt động TGIF (Thank God Friday) từng diễn ra mỗi thứ sáu hàng tuần khi hai nhà sáng lập Larry Page, Sergey Brin và các nhân viên cùng thảo luận về Google. Tuy nhiên, bởi chiều thứ sáu là ngày cuối cùng đi làm và sẽ là quá muộn với các văn phòng khác của Google trên thế giới nên hoạt động này đã được chuyển sang mỗi thứ năm hàng tuần với tên gọi TGAF (Thank God It’s Almost Friday).

3. Có thực mới vực được đạo, và Google tin rằng công ty không nên bắt nhân viên phải đi quá 50 mét mới kiếm được đồ ăn nên đã “nhét” snack và các loại thực phẩm khác khắp nơi trong vòng bán kính 50 mét xung quanh từng nhân viên.

Nhân viên Google có thể ăn thả dàn miễn phí tại các nhà ăn của công ty và các khu để đồ ăn khắp nơi trong văn phòng

4. Chủ tịch điều hành, cựu CEO Eric Schmidt từng không nhận được đồng lương hay cổ phiếu nào vào năm 2009, 2010. Lương của ông với tư cách CEO cũng chỉ đúng 1 USD/năm từ 2004 đến 2010, thấp hơn cả mức một công nhân McDonald được trả trong 1h. Thế nhưng năm 2011, tổng mức lương thưởng của ông, bao gồm cả cổ tức, đã ượt quá 100 triệu USD.

Chú thích bảng lương bên trên:

Cột (2) chỉ tiền thưởng thêm bao gồm các dịp nghỉ lễ năm 2009 và 2010

5. Ngoài tìm kiếm và các công cụ phổ biến hiện nay, Google còn có những công cụ tuyệt vời khác có thể bạn cũng chưa từng nghe đến như:

Google Sky : Cho phép bạn khám phá vũ trụ bằng những hình ảnh các vệ tinh của NASA chụp được.

Google nGram : Công cụ thú vị cho phép bạn tìm các từ khóa từ 5,2 triệu cuốn sách xuất bản từ năm 1500 đến 2008 và tìm hiểu xem từ đó được dùng thế nào qua thời gian

Công cụ đọc số: Nếu bạn sợ không biết cách đọc những dãy số hàng tỷ dài dằng dặc thì Google có thể đọc nó giúp bạn như dưới đây:

Chuẩn bị cưới: Google có hẳn một công cụ giúp bạn chuẩn bị tiệc cưới của mình, bao gồm đầy đủ từ báo tin cho bạn bè người thân, chọn địa điểm, lên danh sách, lập website,…

Công cụ quy đổi tiền tệ, đơn vị đo, bấm giờ,…: Google có sẵn những công cụ này ngay trong search và đúng tỷ giá hiện tại, bạn khỏi cần phải lần tìm vào các trang quy đổi để tự nhân chia nữa.

Công cụ xem dự báo thời tiết nhanh: Chỉ cần nhập từ khóa “thời tiết” bằng bất cứ thứ tiếng nào vào Google, bạn sẽ nhanh chóng có được dự báo chính xác khu vực mình đang đứng mà không cần điền hay tìm thêm gì hết.

Google sound search : Hoạt động tương tự Shazam, giúp bạn tìm kiếm tên các bài hát nghe được ở đâu đó.

Earth View from Google Maps : Hãy cài tiện ích Chrome này để xem những hình ảnh tuyệt vời ngẫu nhiên từ các vệ tinh mỗi khi bạn mở một tab mới.

Bạn có thể tham khảo thêm 12 dự án thú vị của Google tại đây .

6. Công cụ web bí mật để thu hút và tuyển lựa nhân tài theo dữ liệu tìm kiếm

Để thu nhặt được những kỹ sư giỏi nhất thế giới, Google đã tạo ra một ra một trang web bí ẩn là http://www.google.com/foobar/ mà bạn chỉ có thể truy cập khi được mời. Vậy làm thế nào các lập trình viên có thể truy cập được?

Khi bạn liên tục search các thuật ngữ lập trình đặc biệt nào đó, Google “biết” bạn quan tâm đến nó và rất có thể sẽ mời bạn ứng tuyển một vị trí trong công ty. Chính vì vậy mà hãy biết cách thể hiện với Google qua các từ khóa bạn gõ.

Ví dụ thật là một sinh viên mới tốt nghiệp ngành khoa học máy tính tên Max Rosett. Max cảm thấy không đủ tự tin để ứng tuyển vào Google nhưng khi Max gõ từ khóa “python lambda function list comprehension” thể hiện mối quan tâm tới ngôn ngữ lập trình Python, ngay lập tức cậu được chuyển vào vòng tuyển lọc của Google qua foo.bar, hệ thống Google đã tạo ra từ lâu và sẽ hiện ra khi người dùng gõ search các thuật ngữ liên quan đến Python hay Java. Trang tìm kiếm của Max đột ngột mở ra một lời nhắn: “Bạn đang nói ngôn ngữ của chúng tôi, đã sẵn sàng cho thử thách mới chưa?”, và có 2 tùy chọn là No, thanks (Không, cảm ơn) hoặc I want to play (Tôi muốn tham gia) như hình dưới.

Màn hình tìm kiếm chuyển sang tuyển dụng

Nếu bấm chọn tham gia, Max hay bất cứ lập trình viên nào được chọn cũng sẽ trải qua một chuỗi thách thức lập trình chủ yếu về các thuật toán Java và Python. Max có 48h để giải quyết thách thức đầu tiên, nhưng khi đó đã hoàn thành chỉ trong vài giờ. Sau khi nộp bài cho thách thức đầu tiên, màn hình foo.bar lại nhanh chóng test thử code của anh.

Max giải quyết tiếp 5 thách thức trong 2 tuần kế tiếp và khi đã xong thách thức cuối cùng, anh được yêu cầu điền địa chỉ liên lạc cụ thể. Max gõ vào địa chỉ mail cùng số điện thoại và vài ngày sau nhận được email tuyển dụng yêu cầu nộp thêm hồ sơ (CV). Sau đó, vòng tuyển dụng truyền thống hơn của Google mới bắt đầu với những bài test khả năng giải quyết vấn đề kéo dài cả ngày trời tại trụ sở công ty tại California.

Chân dung Max Rosett, kỹ sư của Google từ tháng 8/2015

7. Tên miền thú vị abc.xyz

Vì địa chỉ alphabet.com đã thuộc về BMW nên Google quyết định chọn tên miền abc.xyz cho mình sau khi chuyển thành Alphabet Inc. Thật hài hước là sau đó các fan Microsoft đã “chơi” Google bằng cách lập địa chỉ abc.wtf abc.fail mà ai truy cập vào cũng sẽ bị chuyển về công cụ search Bing.

Cùng chuyên mục
XEM