7 sai lầm gây nguy hại cho trẻ mà phụ huynh càng thương con, càng dễ mắc
Được làm cha mẹ là điều thiêng liêng nhất với mỗi người. Không chỉ dẫn dắt con trưởng thành, khuyến khích chúng phát triển, cha mẹ còn là người bảo vệ trẻ khỏi những tổn thương về vật chất và tinh thần. Dẫu vậy, dù có những chuẩn bị từ trước, nhiều phụ huynh vẫn vấp phải những sai lầm tác động tiêu cực đến sự trưởng thành của trẻ.
Không cho trẻ thực hành những điều chúng được dạy
Trong khi trẻ em có quyền được tự rèn luyện theo con đường riêng của chúng, trách nhiệm của cha mẹ là truyền đạt những giá trị và nguyên tắc đạo đức để giúp con trở thành một người lớn có trách nhiệm.
Hành động tốt hơn lời nói trong tâm trí lũ trẻ, vì thế điều quan trọng là cha mẹ cố gắng truyền đạt các hành vi một cách nhất quán và thông qua những ví dụ cụ thể.
Nếu hành vi của cha mẹ không có nguyên tắc hoặc không phù hợp với những gì cha mẹ dạy con, lũ trẻ sẽ nhận ra, trở nên lúng túng và điều này gây cản trở chúng đưa ra các quyết định cần thiết.
Áp đặt những dự tính của cha mẹ lên con trẻ
Với những bậc phụ huynh kiên quyết, họ sẽ muốn con mình phải theo mình. Có thể có những lý do không lành mạnh về mặt tâm lý cho điều này, như là muốn kiểm soát con hoặc sống gián tiếp thông qua những hành động của con. Dù bằng bất kỳ cách nào, điều quan trọng là phải đảm bảo bạn không áp đặt suy nghĩ của mình lên con bạn, bởi điều này có thể khiến trẻ em thất bại hoặc bất hạnh trong tương lai.
Ví dụ, một người cha mạnh mẽ khuyến khích con trai mình đi theo lĩnh vực sản xuất, nơi ông cũng làm việc. Người cha tin, đây sẽ là lợi ích tốt nhất cho con mình, bất chấp thực tế là các ngành sản xuất ở Anh vẫn chiếm 52% tổng lượng xuất khẩu, và đó không phải là con đường sự nghiệp mà người con có thể ổn định lâu dài hay hài lòng với công việc của mình.
Bởi vậy, phụ huynh cần đưa ra những lời khuyên khách quan cho con mình và hạn chế áp đặt mong muốn gây ảnh hưởng tới con trẻ.
Ngăn cản con khỏi những rủi ro
Đôi khi, cha mẹ áp đặt ý chí để khuyến khích con em mình đi theo những điều an toàn và quen thuộc trong cuộc sống. Điều này có thể gây ra nỗi lo rằng con bạn sẽ thất bại, nhưng sự thật là bài học về việc đón nhận, xoay sở và suy tính những rủi ro là một bài học quan trọng giúp con bạn chuẩn bị trưởng thành.
Khi trách nhiệm của mỗi người là phải bảo vệ vật chất và tinh thần cho con em mình, chúng ta phải biết cân đối trong cách tiếp cận lũ trẻ để đạt được mục tiêu làm cha mẹ trong cuộc sống.
Một nhà tâm lý học ở châu Âu đã phát hiện ra nếu một đứa trẻ không đùa vui ở bên ngoài, không có những lần ngã hay trầy xước da, sẽ bị chậm phát triển cảm xúc và bị ám ảnh ở tuổi trưởng thành.
Do đó, trẻ em phải được chấp nhận những rủi ro nhỏ mà mang lại bài học giá trị, tạo nên tính cách độc lập, giúp cho việc trưởng thành.
Không phân biệt được nỗi lo sợ thực sự và những đe dọa tâm lý
Nếu cha mẹ hoàn thành được việc cho phép lũ trẻ va chạm với các rủi ro, họ sẽ phải duy trì một tâm lý tỉnh táo để phân biệt đâu là nỗi lo lắng thực tế và đâu là sự sợ hãi trong tâm lý. Thông thường, các bậc cha mẹ phải đấu tranh để phân biệt, bởi họ cho phép tâm trí đầy rẫy nhưng nỗi lo vô lý và các kinh nghiệm chủ quan sẽ cản trở chính sự phát triển của con họ.
Hãy lấy ví dụ bạn là một tài xế hoặc một hành khách đầy âu và bất đắc dĩ phải đi du lịch cùng lũ trẻ trong một chiếc ô tô. Trong khi có lý do cho sự thận trọng của bạn, điều này vẫn có thể dễ dàng trở nên trầm trọng hơn bởi những nỗi sợ hãi trong tiềm thức hoặc các sự cố có thể xảy ra trong tuổi thơ của bạn.
Để phá bỏ kiểu tâm trí này, bạn sẽ cần suy nghĩ một cách logic và xác định chính xác các mối đe dọa, chẳng hạn như nguy cơ con bạn bị thương trong môt vụ va chạm.
Từ đây, bạn có thể thực hiện các bước thực hành như cài đặt rồi sử dụng thành thạo dây an toàn. Điều này đã từng cứu khoảng 303 sinh mạng của trẻ nhỏ tính từ năm 2010.
Giải thoát cho lũ trẻ quá sớm
Có thể cho rằng, tốc độ tiến bộ công nghệ và thay đổi xã hội phổ biến đã ngăn chặn thế hệ trẻ ngày nay khỏi việc phát triển cùng các kỹ năng sống từ thế hệ trước. Phụ huynh ngày nay cũng can thiệp và giúp đỡ con cái khỏi những khó khăn trong nhận thức hoặc những gian khổ.
Tại Anh, ước tính cha mẹ đóng góp £ 17.900 (23.435 $) để gửi vào ngôi nhà đầu tiên của con cái họ. Đây là một khoản tiền rất lớn mà thường được cung cấp vô điều kiện. Điều này phủ nhận tầm quan trọng của việc lũ trẻ sẽ tự giải quyết cốt lõi của vấn đề và kỹ năng giải quyết các tình huống mà chúng sẽ có khi lớn hơn.
Để các lỗi lầm ảnh hưởng tới việc làm cha mẹ
Nếu sợ hãi là một trong những cảm xúc tiêu cực có thể ngăn chặn hiệu quả làm cha mẹ, thì tội lỗi xét về mặt nào đó phải được xem xét cẩn thận.
Điều này đặc biệt đúng đối với các bậc cha mẹ không có kinh nghiệm hoặc lần đầu nuôi dạy con hoặc những người có nhiều trẻ em, những phụ huynh này thường né tránh, buồn bã hay thất vọng về con cái của họ, ngay cả trong trường hợp yêu cầu của họ không phù hợp đối với lũ trẻ, và cuối cùng là không vì lợi ích tốt nhất cho con em mình.
Hệ quả là những hành vi sai trái thường xảy ra với những đứa trẻ mà chúng cảm thấy là chúng được phép làm như vậy, chúng thường bộc lộ sự kiêu ngạo và ích kỷ trong cuộc sống sau này. Những đặc điểm ấy sẽ khiến cho việc xây dựng các mối quan hệ lớn trở nên khó khăn, và ở một khía cạnh nào đó, đôi khi cảm giác tội lỗi sẽ khiến con trẻ không thể vượt qua được các vấn đề về nhân cách.
Từ chối chia sẻ những sai lầm từ trong quá khứ của cha mẹ
Cuối cùng, điều quan trọng là làm thế nào để cân bằng ý tưởng giữa áp đặt hay bao bọc lũ trẻ và để chúng tự làm những điều khác biệt cho chính mình. Sau tất cả, những đứa trẻ ở tuổi trưởng thành sẽ luôn luôn háo hức được vươn tới những thứ xa xôi hơn, các bậc phụ huynh vừa phải hạn chế sự háo hức ấy, vừa phải giúp định hướng và trang bị cho con bất cứ khi nào có thể.
Đây là lúc chính cha mẹ cũng sẽ có những trải nghiệm mới mẻ, đặc biệt là khi bạn tập trung vào các ví dụ có liên quan tới lũ trẻ và cố gắng giải thích quan điểm của con mình. Bằng cách chia sẻ những sai lầm của mình, bạn có thể giúp bản thân lấp đầy các lỗ hổng kiến thức và kinh nghiệm, đồng thời giúp lũ trẻ đưa ra những quyết định đúng đắn hơn về các vấn đề như hút thuốc, giáo dục hay uống rượu.
Hãy ghi nhớ những sai lầm này khi dạy dỗ con cái và cách mà cha mẹ đã từng vượt qua sai phạm, bởi điều này sẽ giúp chuẩn bị cho lũ trẻ đón nhận những sai lầm tương tự.