65% người Việt trên 50 tuổi vẫn tiếp tục làm việc: Lao động Việt Nam chăm chỉ nhất nhì ASEAN?

16/01/2018 09:20 AM | Xã hội

Giống như nhiều nước khác trong Đông Nam Á, dân số Việt Nam đang già hóa. Độ tuổi trung bình của dân số nước ta là trên 30. Trong khi đó, người lao động lại không có sự chuẩn bị tốt về tài chính cho thời gian nghỉ hưu.

Thập niên 90 đến nay, cơ cấu nhân khẩu học đã góp phần giúp các nước trong ASEAN đạt được những thành tựu về tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, thời kỳ dân số vàng có vẻ sắp kết thúc ở nhiều nước trong khu vực, trong đó Thái Lan và Việt Nam là hai ví dụ tiêu biểu.

65% người Việt trên 50 tuổi vẫn tiếp tục làm việc: Lao động Việt Nam chăm chỉ nhất nhì ASEAN? - Ảnh 1.

Tỷ lệ người lao động lạc quan về khả năng sống thoải mái trong thời gian nghỉ hưu. (Nguồn: FT Confidental Research)

Một nghiên cứu của FT Confidential Research (thuộc Financial Times) cho thấy người lao động tại các nước ASEAN không mấy tự tin rằng họ có thể sống thoải mái trong thời gian về hưu. Theo đó, lao động Việt Nam xếp thứ 3 trong khu vực về mức độ thiếu tự tin, không chắc chắn (trên 50%) về thời kỳ về hưu. Ngoài ra, trên 35% lao động Việt Nam nghĩ rằng họ phải tiếp tục làm việc sau khi nghỉ hưu để trang trải cho cuộc sống.

65% người Việt trên 50 tuổi vẫn tiếp tục làm việc: Lao động Việt Nam chăm chỉ nhất nhì ASEAN? - Ảnh 2.

Tỷ lệ người lao động trên 50 tuổi tiếp tục làm việc. (Nguồn: FT Confidental Research)

Bởi vậy mà khoảng 65% người Việt trên 50 tuổi vẫn tiếp tục làm việc, tỷ lệ này cao thứ hai trong khu vực, chỉ xếp sau Indonesia. Trên 35% người được hỏi trả lời rằng họ không tiếp cận được với các quỹ hưu trí, quỹ tiết kiệm hoặc các quỹ khác cần thiết cho tuổi già. Con số này cũng chỉ xếp sau Thái Lan (khoảng 55%).

65% người Việt trên 50 tuổi vẫn tiếp tục làm việc: Lao động Việt Nam chăm chỉ nhất nhì ASEAN? - Ảnh 3.

Tỷ lệ người lao động không tiếp cận được với các quỹ hưu trí hay tiết kiệm. (Nguồn: FT Confidental Research)

Tỷ lệ người sống phụ thuộc (số người ngoài lao động trên số người trong độ tuổi lao động) của Việt Nam đang tăng lên. Điều này đặt ra nhiều thách thức và hạn chế tiềm năng tăng trưởng của nền kinh tế. Khi người lao động không có đủ điều kiện tài chính để nghỉ hưu một cách thoải mái thì họ sẽ trở thành gánh nặng đối với nền kinh tế, nhất là trong bối cảnh lực lượng lao động đang ngày một giảm sút.

Để giải quyết vấn đề này, Chính phủ đã đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu từ 60 lên 62 đối với nam giới và từ 55 lên 60 đối với nữ giới.

Financial Times cho rằng Việt Nam cũng như các nước khác trong ASEAN cần có những chính sách mạnh mẽ hơn để đảm bảo tăng trưởng kinh tế trong tương lai. Các chính sách có thể bao gồm khuyến khích sử dụng lao động người nước ngoài và phát triển tự động hóa.

Theo Lan Anh

Cùng chuyên mục
XEM