6 loại đồ ăn, thức uống các chuyên gia dinh dưỡng không bao giờ dùng
Thực phẩm cùng các loại đồ uống là thứ quá quen thuộc với nhiều người, mặc dù vậy không phải ai cũng biết cách chọn các loại đồ ăn, uống tốt cho sức khỏe.
Các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu thế giới đã liệt kê ra những loại thực phẩm sẽ tránh không ăn trong khẩu phần ăn hàng ngày của mình – có lẽ bạn cũng nên như vậy.
Hầu hết chúng ta đều đã từng ăn và ăn rất nhiều các loại đồ ăn chưa đường hoặc đồ ăn chiên rán, hay uống các loại nước ngọt có ga, nhưng có bao giờ bạn tự hỏi các chuyên gia có khuyến khích ăn chúng hay không? Dựa trên nghiên cứu về độ dinh dưỡng và tác dụng của các loại thực phẩm đối với sức khỏe con người, các nhà dinh dưỡng học đã đưa ra một danh sách loại thực phẩm không nên ăn và chia sẻ một vài lời khuyên cho cuộc sống lành mạnh hơn như sau.
1. Các loại thịt chế biến sẵn
Bonnie Taub-Dix, tác giả cuốn “Read it before you eat it” chia sẻ rằng bà không bao giờ ăn các loại thịt chế biến sẵn như thịt xông khói, thịt hộp và xúc xích. Bởi lẽ chúng đều là những đồ ăn chưa nhiều chất béo.
Và nhiều nghiên cứu gần đây đều đã chỉ ra rằng thậm chí chúng ta có thể bị ung thư hay mắc các bệnh về tim mạch dẫn đến tử vong nếu quá lạm dụng vào những đồ ăn chế biến sẵn như thế này.
Tốt nhất, các loại thức ăn chế biến sẵn và đồ ăn vặt chỉ nên để dành cho các dịp đặc biệt hoặc hiếm hoi như chuyến đi biển của gia đình hoặc đi dã ngoại cùng bạn bè.
Khi mua bất kỳ loại thực phẩm chế biến sẵn nào, hãy chú ý đến hàm lượng natri. Cuốn sách hướng dẫn chế độ ăn uống cho người Mỹ khuyên chúng ta nên ăn lượng natri dưới 2.300 mg mỗi ngày, và 1.500 mg nếu bạn trên 50 tuổi, bị tiểu đường hoặc bệnh thận mãn tính.
2. Uống cà phê buổi sáng
“Những đồ uống được pha chế thơm ngon trong các cửa hàng cà phê có thể trên 400 calo và tương đương 15 muỗng cà phê đường” – Bác sĩ dinh dưỡng hàng đầu thế giới Johannah Sakimura cho biết.
Không giống như loại đường tự nhiên có như trong trái cây, khi thêm si rô hoặc đường vào trong thực phẩm trong quá trình chế biến có thể gây hại cho sức khỏe của bạn. Trên thực tế, lượng đường bổ sung mà người Mỹ tiêu thụ hàng ngày có thể khiến chúng ta tăng gấp đôi nguy cơ tử vong vì bệnh tim.
Hội tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo không nên uống quá 6 muỗng cà phê hoặc 100 calo mỗi ngày đối với phụ nữ, và 9 muỗng hoặc 150 calo đối với nam giới.
Nếu bạn là một “con nghiện” cà phê chính hiệu, Sakimura khuyên bạn nên giảm dần cường độ uống trong ngày của mình.
3. Các loại bơ chứa chất béo chuyển vị
Cả Sakimura và Taub-Dix nói rằng họ tránh dùng thức ăn có chất béo chuyển vị, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tăng cholesterol xấu và làm giảm cholesterol tốt trong cơ thể.
Cô Sakimura tránh chúng vì chúng vẫn được làm một phần từ dầu oxy hóa, không hề có lợi cho sức khỏe con người. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo hạn chế lượng chất béo chuyển vị trong khẩu phần ăn hàng ngày bằng cách giảm đi 10% calo. Tức là nếu bạn ăn 2.000 calo một ngày, thì lượng chất béo sẽ chỉ là 20 calo mà thôi.
4. Các loại bánh ngọt
Chuyên gia về dinh dưỡng hàng ngày của Maureen Namkoong cho biết cô không bao giờ ăn các loại bánh ngọt làm sẵn bày bán ngoài các cửa tiệm dù nhìn chúng thực sự rất ngon.
Namkoonh cho biết: “Thời hạn sử dụng của bánh là điều làm tôi lo lắng nhất, hơn nữa, còn nhiều chất bảo quản, nhiều chất hóa học quá. Tôi thích những món tráng miệng bằng hoa quả thay vì những đồ ăn chứa đường như vậy.”
Các chuyên gia khuyên rằng những ảnh hưởng lâu dài của chất bảo quản đối với sức khỏe con người rất cần được chú ý, hãy ăn ít những thực phẩm đóng gói và chế biến sẵn, tăng cường ăn thực phẩm tươi sống như trái cây, rau cải, thịt nạc và cá.
5. Các loại ngũ cốc đóng gói
Namkoong cho biết cô không bao giờ ăn các loại ngũ cốc có đường vì chúng không tốt và có ít chất xơ. “Tôi sẽ thưởng thức những món ăn có ít lượng calo và ít lượng đường trong bữa ăn phụ, thay vì ngũ cốc” – Cô chia sẻ.
Nếu bạn thực sự là người thích uống ngũ cốc, hãy chọn cho mình loại ngũ cốc ít đường được ghi chú trong thành phần sản xuất. Như vậy bạn sẽ tránh được nguy cơ đưa quá nhiều đường vào cơ thể của mình.
6. Nước giải khát có đường
Lượng calo rỗng trong nước giải khát làm đầy bụng, nhưng không tạo cảm giác no. Thêm vào đó, các loại đường đơn làm giảm lượng cholesterol có lợi và gia tăng mức độ chất béo trung tính - hai yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Uống nước giải khát có đường cũng thúc đẩy sự rối loạn cân bằng kháng viêm trong cơ thể, khiến bạn khó phục hồi sau khi tập thể dục và tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.
Vì vậy, thay vì uống một lon soda hay trà ngọt, bạn hãy chọn nước lọc hoặc đồ uống không calo để đảm bảo cho sức khỏe của mình.