5 nguyên tắc cha mẹ và trường học đã 'quên' không dạy bạn để trở nên thành đạt, điều số 3 phải luôn ghi nhớ
Nếu muốn thành công, điều quan trọng là bạn phải hình thành và phát triển tư duy kinh doanh khởi nghiệp càng sớm càng tốt. 5 nguyên tắc vàng được đúc kết từ nhiều CEO hàng đầu thế giới này sẽ giúp bạn định hướng con đường đó dễ dàng hơn.
Nếu muốn thành công, điều quan trọng là bạn phải hình thành và phát triển tư duy kinh doanh khởi nghiệp càng sớm càng tốt. 5 nguyên tắc vàng dưới đây, được đúc kết từ nhiều CEO hàng đầu thế giới, sẽ giúp bạn định hướng con đường đó dễ dàng hơn.
Ngoài những kỹ năng cần thiết, điều cốt lõi trong kinh doanh khởi nghiệp chính là tạo ra sự khác biệt. Tại sao khách hàng lại chọn bạn, mà không phải là những thương hiệu đối thủ khác? Liệu bạn có thể quan tâm đến từng vấn đề của khách hàng và làm điều gì đó thật ý nghĩa, thậm chí là thay đổi thế giới trở nên tốt đẹp hơn?
Hãy tìm đến những nhân vật tài giỏi, cả ngoài đời thực hoặc trong phim ảnh, để thần tượng và phấn đấu.
Những nhân vật tài giỏi, vĩ đại đã từng làm thay đổi thế giới là những người dám suy nghĩ và hành động khác đám đông. Bạn cũng sẽ thành công nếu cũng có tư duy khởi nghiệp như họ.
Dưới đây là 5 nguyên tắc tạo thành cách suy nghĩ dành cho nhà khởi nghiệp, được tổ chức "Society For Effectual Action" tiến hành nghiên cứu thông qua 27 CEO hàng đầu thế giới từ năm 1997.
1. Nguyên tắc "Con chim trong tay" (Bird in hand) – Hãy bắt đầu từ những gì bạn đang có
Nguyên tắc "Con chim trong tay".
Họ gọi tên nguyên tắc này dựa theo câu ngạn ngữ "Một con chim trong tay thì hơn hai con trong bụi rậm". Điều đấy có nghĩa là, khi bắt đầu xây dựng dự án kinh doanh, nhà khởi nghiệp bắt đầu bằng mọi thứ họ có.
Họ tự hỏi bản thân những câu hỏi sau: họ là ai (tính cách, sở thích và khả năng), họ biết gì (trình độ giáo dục, chuyên môn và kinh nghiệm) và họ quen biết ai (mạng lưới xã hội và mối quan hệ nghề nghiệp). Trả lời xong những điều này, nhà doanh nghiệp bắt đầu mường tượng những khả năng có thể xảy ra từ bối cảnh đó rồi đưa ra quyết định hợp lý, chính xác hơn.
Trong cuộc sống thường nhật cũng vậy. Bạn hãy quyết định hành động dựa trên nền tảng có sẵn, học cách giải quyết vấn đề từ khả năng bản thân hoặc xin sự giúp đỡ từ những người xung quanh.
2. Nguyên tắc "Nước chanh" (Lemonade) – Biến mọi khó khăn, bất lợi thành những tiềm năng mới
Nguyên tắc "Nước chanh".
Người ta thường nói, "Nếu cuộc đời cho bạn một quả chanh, hãy pha thành ly nước chanh". Ý nghĩa của câu nói này chính là bạn phải biết tận dụng những điều khó khăn, bất lợi trở thành lợi thế của mình.
Những nhà doanh nhân thành đạt luôn chào đón những yếu tố như vậy. Họ không bó buộc suy nghĩ bản thân để dự liệu giải quyết những trường hợp xấu xảy ra, mà luôn tìm cách biến những bất lợi này thành cơ hội mới để tạo thị trường mới.
Nếu muốn thành công, bạn phải biết cách tìm ra những tiềm năng, cơ hội từ mọi vấn đề, dù cho vấn đề đấy có tiêu cực thế nào. Không nên đánh giá sự việc là tốt hay xấu, mà chỉ là theo cách nhìn và cách chúng ta có thể đưa ra phương hướng giải quyết từ những việc đấy hay không.
3. Nguyên tắc "Chắp vá chiếc chăn" (Crazy Quilt) – Thiết lập mạng lưới quan hệ đối tác
Nguyên tắc "Chắp vá chiếc chăn".
Giống như một chiếc chăn có nhiều mảnh vá, mọi người đều phải bổ trợ nhau thì mới có thể tồn tại và phát triển được. Vậy nên, thay vì chú tâm đến đối thủ cạnh tranh, nhà khởi nghiệp tự chọn và xây dựng những mối quan hệ đối tác từ đối thủ và khách hàng nhằm tạo ra một thị trường mới với những người thật sự quan tâm.
Dù cho đi học hay đi làm, bạn hãy tập thói quen sống trong tập thể, kết nối với mọi người và làm việc theo nhóm.
4. Nguyên tắc "Phi công trên máy bay" (Pilot in the plane) – Mọi thứ đều phải trong tầm kiểm soát
Nguyên tắc "Phi công trên máy bay".
Hãy nghĩ mọi nhà kinh doanh trên thế giới đều là những phi công đang điều khiển máy bay. Họ phải tập trung kiểm soát mọi hoạt động đang diễn ra, từ đó biết được rằng những bước đi của mình sẽ dẫn đến kết quả mong đợi nhất.
Theo nguyên tắc này, tương lai không phải là thứ đợi ta tìm kiếm hoặc tiên đoán, mà được tạo ra từ những chiến lược kinh doanh của những cái đầu khôn ngoan.
Bạn cũng nên trở thành một người phi công đang lái cuộc đời của mình. Hãy tự chọn đường bay riêng cho bản thân, đích đến và cách điều khiển máy bay như thế nào để đi đến đó là hoàn toàn do bạn quyết định.
5. Nguyên tắc "Chi phí thiệt hại chịu được" (Affordable loss) – Lượng sức mình để giảm thiểu rủi ro
Nguyên tắc "Chi phí thiệt hại chịu được".
Những nhà khởi nghiệp thành công sẽ luôn giảm thiểu rủi ro xuống mức thấp nhất có thể, bằng cách hiểu rõ họ có khả năng mất những gì ở từng giai đoạn kinh doanh, chứ không phải suy nghĩ theo hướng "được ăn cả, ngã về không".
Chiến lược này sẽ giúp nhà khởi nghiệp không rơi vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan, luôn luôn tìm kiếm cơ hội và hành động với những mục tiêu vừa sức.
Hãy luôn nhớ rằng, thất bại là mẹ thành công và cố gắng học từ những sai lầm đó sẽ giúp bạn ngày càng tiến bộ, thậm chí nghĩ ra hướng đi mới mẻ trong tương lai. Chơi game điện tử có thể là một cách hay để phát triển kỹ năng kinh doanh này. Sau những lần "game over" trong trò chơi, bạn quen dần với những cái bẫy đó và tìm ra cách khác để chiến thắng.
"Nếu cuộc đời cho bạn một quả chanh, hãy pha thành ly nước chanh".
Nếu muốn dạy thế hệ trẻ những kỹ năng kinh doanh này, nó đòi hỏi sự cố gắng và thay đổi lớn từ nền giáo dục. Nhưng cha mẹ, người thân gia đình hoặc thầy cô cũng có thể trở thành người hướng dẫn.
Cùng với sự dẫn dắt này, cộng thêm kiến thức học từ nhà trường và áp dụng theo 5 nguyên tắc tư duy khởi nghiệp, bạn sẽ được trang bị đầy đủ những thứ cần thiết để có thể kinh doanh khởi nghiệp thành công.