4 dấu hiệu cho thấy bạn có EQ vượt chuẩn
Khả năng nhận ra được cảm xúc của bản thân sẽ giúp bạn hiểu được tác động của nhận thức, sử dụng thông tin để suy nghĩ, ứng xử phù hợp làm tăng cơ hội thành công, và đạt được những mục tiêu của mình.
Trạng thái tâm lý và cảm xúc của chúng ta rất dễ bị mất kiểm soát. Đó là lý do tại sao khả năng nhận thức, kiểm soát và thể hiện cảm xúc (hay còn gọi là chỉ số EQ) lại quan trọng đến thế.
Khả năng nhận ra được cảm xúc của bản thân sẽ giúp bạn hiểu được tác động của nhận thức, sử dụng thông tin để suy nghĩ, ứng xử phù hợp làm tăng cơ hội thành công, và đạt được những mục tiêu của mình.
Giống như bất kỳ một kỹ năng nào khác, kỹ năng của trí tuệ cảm xúc sẽ được nâng cao nếu bạn thường xuyên thực hành. Có thể bạn đã sở hữu một EQ cao mà chính bạn cũng không nhận ra. Vì vậy, nếu bạn muốn biết bạn có thông minh về tình cảm hay không, chỉ cần kiểm tra danh sách dưới đây:
1. Bạn luôn nghĩ về cách phản ứng của bản thân
Trí thông minh cảm xúc có thể hiểu là sự khác biệt giữa một phản ứng tích cực và một phản ứng tiêu cực với cùng một hoàn cảnh. Cảm xúc có thể chứa đựng những thông tin quan trọng hữu ích góp phần thúc đẩy hoạt động xã hội và hoạt động cá nhân – nhưng đôi khi những cảm xúc này cũng có thể chống đối chúng ta và khiến chúng ta hành động theo cách mà chúng ta không muốn
Những người thiếu trí tuệ cảm xúc thường sẽ chỉ phản ứng mà không dành thời gian để cân nhắc những ưu điểm, nhược điểm của tình huống và suy nghĩ một cách thấu đáo.
Những người ít có khả năng điều chỉnh cảm xúc tiêu cực của họ cũng có nhiều khả năng sẽ gặp khó khăn trong hoạt động xã hội - điều này có thể làm trầm trọng thêm cảm giác trầm cảm của họ.
Những người bị trầm cảm đã được chính minh gặp khó khăn trong việc hiểu và kiểm soát cảm xúc của họ. Nghiên cứu cũng cho thấy nhiều triệu chứng trầm cảm nặng hơn xuất hiện ở những người có trí thông minh cảm xúc thấp hơn – ngay cả khi họ không được chẩn đoán trầm cảm lâm sàng.
2. Bạn thấy các tình huống như một thách thức
Nếu bạn có thể nhận ra những cảm xúc tiêu cực trong chính mình và xem các tình huống khó khăn là một thử thách – tập trung vào những điểm tích cực và kiên trì – rất có thể bạn là người có trí thông minh cảm xúc cao.
Hãy tưởng tượng một khoảnh khắc bạn bị mất việc. Một người có trí thông minh cảm xúc có thể cảm nhận cảm xúc của họ và coi đó là tín hiệu để hành động, cả hai đều để đối phó với những thử thách và để kiểm soát suy nghĩ và cảm xúc của họ.
Nhưng với một người có kỹ năng cảm xúc nghèo nàn có thể đắm chìm trong cảm xúc tiêu cực khi bị mất việc, thất vọng về bản thân từ đó mà dẫn đến trầm cảm.
3. Bạn có thể điều chỉnh cảm xúc của mình
Tất nhiên, nhiều lúc cảm xúc có thể tốt cho bạn nhưng nếu là một người có trí thông minh cảm xúc, bạn sẽ có kỹ năng để điều chỉnh cảm xúc của mình phù hợp với hoàn cảnh.
Tất nhiên, đôi khi cảm xúc của bạn có thể nhận được tốt hơn của bạn, nhưng nếu bạn là một người thông minh cảm xúc, có thể là khi điều này xảy ra bạn có những kỹ năng cần thiết để thay đổi cảm xúc của bạn.
Ví dụ, ở một mức độ lo lắng nhất định có thể cải thiện hiệu quả nhận thức của con người – có thể bằng cách tăng sự tập trung và động lực cho bản thân – nhưng lo lắng quá nhiều có thể cản trở bạn gạt hái thành tựu của mình.
Vì vậy việc xác định điểm tối đa hóa lợi ích, giữa quá nhiều – quá ít lo lắng, có thể là một công cụ hữu ích cho bất kỳ ai.
Rõ ràng sự điều chỉnh là chìa khóa khi quản lý cảm xúc của chúng ta. Những người có trí thông minh cảm xúc cao biết điều đó và họ có những kỹ năng cần thiết để điều chỉnh cảm xúc của họ một cách thích hợp.
4. Bạn có thể đặt mình vào hoàn cảnh của người khác
Nếu bạn có khả năng mở rộng những kỹ năng này vượt ra ngoài phạm vi của bản thân thì đó là dấu hiệu cho thấy bạn có trí thộng minh cảm xúc cao.
Trí thông minh cảm xúc có thể đặc biệt quan trọng trong những môi trường làm việc đòi hỏi "lao động cảm xúc" cao – nơi mà nhân viên phải quản lý cảm xúc theo những quy tắc của tổ chức.
Điều này bao gồm những công việc liên quan đến dịch vụ khách hàng, nơi nhân viên cần phải cảm thông với khách hàng – mặc dù khách hàng có thể hét vào mặt họ. Đó là lý do tại sao đào tạo trí thông minh cảm xúc ở nơi làm việc ngày càng phổ biến.
Cần phải nhớ rằng trí tuệ cảm xúc là một khả năng nhận thức có thể cải thiện trong suốt cuộc đời của một con người. Vì vậy, nếu không thấy mình có một sự tương đồng với những điểm trên thì đừng sợ, vẫn còn thời gian để trau dồi trí thông minh cảm xúc của mình.