30 tuổi rồi, không còn là lúc sống vô tư hay tự lừa dối bản thân nữa: Đây là những điều bạn cần hiểu rõ
Chúng ta đều hiểu rõ những điều cần thiết để thành công và sống hạnh phúc. Nếu bạn sắp 30 tuổi và chưa hài lòng với cuộc sống của mình, hãy ngưng đổ lỗi cho việc quản lý tài chính kém của bản thân. Đừng tự lừa dối mình trong những năm tiếp theo của cuộc đời!
1. Dù có ghét công việc thế nào, tôi cũng chấp nhận nó miễn là có tiền
Sau 30 tuổi, người ta sẽ không làm công việc cực nhọc, khiến cuộc sống căng thẳng, và nhiều áp lực. Bạn cần biết từ chối và tự tin rời bỏ công việc mà bạn không thích.
Một phụ nữ trẻ chia sẻ trên trang Wall Street về quyết định đổi việc của cô: “Tôi đang làm việc ở vị trí quản lý tài sản cho một tổ chức phi lợi nhuận. Công việc giúp cuộc sống của tôi phong phú hơn. Tôi có thể sống thực sự, ăn uống lành mạnh và suy nghĩ tích cực hơn. Mặc dù thu nhập hiện tại giảm 30% so với công việc trước kia, nhưng tôi không nghĩ đó là một sự hy sinh. Tôi lựa chọn để sống hạnh phúc hơn”.
Đừng vội vàng kết hôn nếu chưa sẵn sàng
2. Trước 30 tuổi phải lập gia đình, vì đó là quy luật
Dấu mốc tuổi 30 khiến nhiều người độc thân hoang mang. Tại sao bạn chấp nhận một cuộc hôn nhân vội vàng để gánh trên vai một áp lực tài chính khổng lồ và trách nhiệm gia đình?
Nếu không có tình yêu, cuộc hôn nhân gượng ép sẽ là một vấn đề thực sự lớn. Bạn nên nói chuyện nghiêm túc với đối tượng kết hôn của mình về vấn đề tài chính và tiền bạc khi quyết định kết hôn. Hãy chuẩn bị tốt cả tâm lý và tài chính trước khi quyết định bước vào cuộc sống hôn nhân.
3. Người trưởng thành cần phải mua nhà
Nhiều người cho rằng, người trưởng thành nên sở hữu một ngôi nhà. Họ sử dụng toàn bộ số tiền tiết kiệm, vay mượn để đủ khả năng mua nhà, và không còn bất kỳ khoản dự trữ nào. Chuyên gia kinh tế Eric Roberge phân tích rằng, việc sở hữu một ngôi nhà sẽ đi kèm với các chi phí bảo trì, thuế,... Bạn sẽ chẳng thể tiết kiệm được xu nào sau khi chi trả hết các chi phí này.
Bạn hoàn toàn sai lầm nếu cho rằng mua nhà là một cách đầu tư. Thực tế, giá nhà đất ở Mỹ tăng khoảng 3% trong 100 năm. Nếu tính chi phí đi kèm với việc mua nhà và lạm phát, bạn sẽ không có bất kì khoản lãi nào. Sở hữu một ngôi nhà vì tiện ích của nó chứ đừng đầu tư.
4. Đừng ăn thoải mái như khi bạn 16 tuổi
Không ai đoán trước được tương lai, nhưng bạn có thể giảm bớt các nguy cơ bệnh tật bằng chế độ ăn lành mạnh. Nghiên cứu cho thấy, càng nhiều tuổi, cơ thể càng giảm khả năng đốt cháy calo, khối lượng cơ bắp và mô mỡ trong cơ thể càng giảm. Điều này nghĩ là bạn không cần nạp quá nhiều đồ ăn.
Từ bỏ thói quen ăn đồ ăn vặt, đồ ăn nhanh như thời tuổi teen không chỉ giúp bạn tiết kiệm chi phí mà còn bảo vệ bạn khỏi nguy cơ bệnh tật.
5. Tin rằng bản thân “bất khả chiến bại”
Khi còn trẻ, bạn tin tưởng vào sức khoẻ của bản thân. Nhưng ngoài 30 tuổi, bất kỳ dấu hiệu nào về sức khoẻ cũng có thể dẫn tới hệ quả nghiêm trọng. Hãy lập kế hoạch tài chính cho chi phí chăm sóc sức khoẻ của bạn trong trường hợp xấu nhất.
6. Cảm thấy thất bại vì thu nhập thua kém bạn bè
Bạn có nhiều cách để khẳng định bản thân. Nhưng dùng toàn bộ cuộc sống để cố gắng “đánh bại” bạn bè đồng trang lứa về thu nhập, địa vị là một cách khổ sở.
Khi 30 tuổi, bạn bắt đầu so sánh với bạn bè: họ giàu có, họ có nhà, có xe... Còn bạn thì không có gì? Ngừng sai lầm khi theo dõi và ghen tức với những gì bạn bè khoe trên mạng xã hội. Đừng suy nghĩ nhiều, hãy tập trung vào con đường riêng và phấn đấu hết sức vì lựa chọn của bản thân.
Phong cách ăn mặc nói cho người đối diện biết bạn là ai
7. Không thay đổi phong cách trang phục
“Hãy mặc như công việc bạn muốn, đừng mặc vì công việc bạn phải làm” là một lời khuyên hữu ích về cách lựa chọn trang phục cho người trưởng thành. Đừng ăn mặc tuỳ tiện hay quá thoải mái. Phong cách ăn mặc của bạn có ảnh hưởng lớn đến cách người khác đánh giá khả năng làm việc.
Khi đi xin việc ở tuổi 30, phong cách ăn mặc của bạn góp phần khiến người tuyển dụng tin vào khả năng xử lý công việc của bạn.