3 suy nghĩ này chính là nguồn cơn khiến một người cả đời mãi NGHÈO KHÓ, tương lai có thắp cũng không sáng được
Người nghèo về vật chất thì cuộc sống vất vả, nhưng nghèo về tâm hồn thì cả đời khổ cực.
Giáo sư Triết học Tề Thiện Hồng (Trung Quốc) từng nói: “Nghèo thực sự không có nghĩa là thiếu tiền, mà là nghèo trong tâm hồn, không tử tế với người khác, phàn nàn khi xảy ra chuyện và keo kiệt với tiền bạc.
Những người chỉ có khát vọng kiếm tiền nhưng không có tố chất làm giàu sẽ bị mắc kẹt trong nghèo đói cả đời.
Một người nghèo khó, thiếu thốn từ trong tâm hồn thì cả đời không thể làm chủ vận mệnh và trở nên giàu có được.
01
Không sống tử tế với người khác
Trong tiểu thuyết David Copperfield , tôi rất ấn tượng với cái kết của nhân vật tên Uriah Heep. Anh xuất thân từ gia đình rất nghèo. Sau khi cha qua đời, cuộc sống của gia đình anh ngày càng trở nên khó khăn.
Khi luật sư tốt bụng Wakefield biết chuyện, ông đã mời Uriah làm người học việc cho mình. Vị luật sư này cũng dạy cho anh ta những kiến thức pháp luật mà ông biết, dốc lòng bồi dưỡng cậu học trò,
Uriah làm việc rất chăm chỉ, khiêm tốn, sống chân thành với người khác và học hỏi mọi thứ ở công ty luật. Nhưng tất cả những điều này chỉ là lớp vỏ ngụy trang của anh ta.
Từ sâu trong lòng, Uriah luôn cảm thấy tự ti vì xuất phát điểm nghèo khó và địa vị thấp kém của mình. Đồng thời luôn, anh ta một mặt thèm muốn, mặt khác lại ganh ghét sự giàu có của người khác.
Lợi dụng sự tin tưởng của Wakefield dành cho mình, anh ta đã lập các tài khoản mạng giả và biển thủ tiền của khách hàng. Ngoài ra, Uriah cnf hủy hoại danh tiếng của Wakefield và cố gắng biển thủ tài sản của ông.
Không ngờ cuối cùng kế hoạch của anh ta bại lộ. Uriah bị người xung quanh chán ghét, còn suýt chút nữa thì bị tống vào tù.
Người có tâm hồn nghèo nàn thì suy nghĩ và hành động đầy ác ý.
Trong cuộc sống, tính cách là nền tảng. Không ai muốn ở bên một người sẽ làm bất cứ điều gì vì lợi nhuận và sẵn sàng làm trái lương tâm để kiếm tiền.
Chỉ bằng cách duy trì một tâm hồn chân chính và hành vi đúng đắn, bạn mới có thể thu được lòng người và làm giàu cho chính mình.
02
Luôn phàn nàn
Nhà văn Bowen đã nói: “Người thích phàn nàn sẽ có bộ mặt cay đắng và thân thể vô hồn suốt ngày. Điều này chỉ khiến người đó từng bước đi đến tuyệt vọng mà bản thân không hề hay biết”.
Những người luôn phàn nàn khi có chuyện xảy đến thì sẽ gặp khó khăn trong hoàn thành công việc. Vận mệnh của một người nằm ở thái độ của anh ta đối với mọi việc.
Có hai sinh viên mới tốt nghiệp Đại học là Jack và Tom. Họ cùng nộp đơn xin ứng tuyển vào khách sạn Hilton nổi tiếng. Cả hai đều muốn thể hiện bản thân tại công việc này, đạt được bước nhảy vọt trong cuộc sống.
Nhưng cả hai nhanh chóng phát hiện người quản lý phớt lờ tiếng nói của họ mà chỉ cho họ đi quét dọn hành lang.
Lương thấp và công việc mệt mỏi khiến Jack liên tục phàn nàn: “Rõ ràng có nhân viên lau dọn vệ sinh, tại sao tôi và cậu vẫn phải làm công việc như thế này?”. Ngày ngày đi làm, Jack phàn nàn về khách sạn và quản lý, đổ lỗi cho người lãnh đạo không có tầm nhìn và năng lực kém. Cuối cùng, anh ta sinh ra lười biếng và có những hành động không đúng mực.
Trái ngược với Jack, Tom, vẫn ngày ngày đi làm sớm. Anh đến công ty đầu tiên, chuẩn bị trước các đầu việc, nghiên cứu các loại nước tẩy rửa khác nhau để đạt được kết quả làm sạch tốt nhất. Dù chỉ làm công việc được coi tầm thường nhưng Tom vẫn chăm chỉ và cống hiến hết mình.
Cứ như vậy 4 tháng trôi qua. Không có gì ngạc nhiên khi Jack bị sa thải, còn Tom được bổ nhiệm vào vị trí trưởng bộ phận dọn phòng với mức lương tăng gấp lên nhiều.
Vận mệnh của một người nắm ở thái độ của anh ta đối với mọi việc.
Người nghèo nàn thực sự là những người thích phàn nàn và không thể chịu đựng được dù chỉ một chút khó khăn. Nếu không có tâm lý tốt và khả năng đảm đương mọi việc, bạn đương nhiên vuột mất cơ hội làm giàu.
Hãy tĩnh tâm, cố gắng làm tốt mọi việc, ít than vãn đi thì tiền tài sẽ đến với bạn một cách tự nhiên.
03
Sống bủn xỉn
Một chàng trai từng làm giám đốc nhà máy khi còn trẻ. Anh có triển vọng, năng lực và đi lên vị trí cao khi mới 30 tuổi. Nhưng chưa đầy nửa năm, nhà máy này đã bị hủy hoại trong tay anh.
Bởi lẽ anh ta không muốn chia lợi nhuận cho người lao động ở phía dưới.
Trước đó, trên thị trường, các nhà máy chế biến sữa đều có dấu hiệu hoạt động kém hiệu quả. Nhưng có một công ty đã tung ra sản phẩm mới và vực dậy cả cơ sở sản xuất. Anh ta cũng học theo và thành lập 1 xưởng thử nghiệm.
Anh cho phép tất cả nhân viên trong nhà máy đều có thể mang nguyên liệu thô đến xưởng thử nghiệm và mày mò công thức pha chế sữa cho riêng mình. Chỉ cần có sản phẩm tốt, họ có thể báo cáo quy trình và bắt đầu sản xuất mặt hàng, bán ngay trong ngày.
Nhưng có 1 điểm khác biệt giữa nhà máy của anh và đối thủ. Đó là khi nhà máy hoạt động không tốt thì không sao. Nhưng một khi doanh số tăng vượt trội, nhà máy của anh không chia tiền hoa hồng cho nhân viên. Không chỉ vậy, anh còn tính thêm tiền nguyên vật liệu thô mà nhân viên dùng để thí nghiệm.
Đáp lại, nhân viên của nhà máy rất tức giận. Họ không chỉ cố tình làm hỏng công thức điều chế mà còn yêu cầu anh phải tăng thêm phí hoa hồng trên lợi nhuận của sản phẩm. Cứ như thế, dưới lòng tham của ông chủ, nhà máy nhanh chóng phải ngừng sản xuất và tất cả nhân viên đã giải tán.
Còn về phía người chủ, ngày ngày anh ta ngồi trong văn phòng, nói về sự bất công của thế giới và bản chất tham lam của lòng người. Nhưng anh ta đâu biết rằng, chính bản thân mới người kéo doanh nghiệp đến bờ vực sụp đổ.
Anh ta chính là điển hình của một con người có tấm lòng nghèo nàn, sống bủn xỉn và không bao giờ chấp nhận để lợi ích về tay người khác.
Doanh nhân giàu có Phạm Lý từng nói về cách kinh doanh của mình: “Một doanh nhân vĩ đại là người biết kiếm lợi cho mình và cả người khác”.
Cái gọi là lợi ích có thể được chia sẻ mà không phải giữ cho riêng mình. Chỉ biết theo đuổi lợi ích cá nhân sẽ dẫn bạn đến thất bại.
Những người luôn muốn giữ lợi ích trong tay mình sẽ chỉ mất nhiều hơn.
Nếu bạn biết cách chia sẻ với người khác để đổi lấy lợi nhuận thì con đường tương lai sẽ ngày càng rộng mở hơn.