3 món đồ người giàu không bao giờ mua nhưng người nghèo lại rất thích, bảo sao bạn 'đã nghèo lại càng nghèo thêm'

19/04/2021 21:11 PM | Sống

Một món đồ đắt tiền nhưng có độ bền cao, sử dụng được trong thời gian dài, tính ra giá thành vẫn là rẻ, người mua vẫn tiết kiệm được tiền.

Norio Norio là một chuyên gia tài chính Nhật Bản kiêm tác giả cuốn sách "Cách để kiếm được 300 triệu yên ở tuổi 33" (khoảng 63 tỷ đồng). Theo ông, sự khác biệt về thói quen mua sắm giữa người giàu và người nghèo là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến kết quả “người giàu thì cứ giàu thêm”.

Đối với người giàu có, dù đã dư dả về tài chính nhưng không bao giờ họ chi tiêu lãng phí. Ngược lại, người nghèo với điều kiện kinh tế còn khó khăn lại thường rất thoải mái khi mua đồ. Từ đó dẫn đến lãng phí tiền bạc, kết quả tất yếu “nghèo vẫn mãi hoàn nghèo”. Trong cuốn sách của mình, ông đã đưa ra vài nhận định khá thú vị như sau:

Có 3 thứ mà người giàu không bao giờ mua nhưng người nghèo lại rất thích

1. Quần áo mới giá rẻ

Quá nhiều quần áo, rõ ràng bạn đã phải bỏ ra một khoản tiền lớn. Chẳng những thế nó còn làm bạn mất thời gian suy nghĩ xem hôm nay mình nên mặc gì.

 3 món đồ người giàu không bao giờ mua nhưng người nghèo lại rất thích, bảo sao bạn đã nghèo lại càng nghèo thêm - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Chính bởi vậy người giàu hạn chế mua quần áo mới, đặc biệt không bao giờ mua quần áo thời trang rẻ tiền. Mặt hàng này có giá rẻ nhưng độ bền thấp, thậm chí chỉ qua vài lần mặc và giặt đã hỏng. Chưa nói đến chất lượng kém, trong quá trình sử dụng không hề mang lại cảm giác thoải mái cho người mặc. Một khía cạnh nữa, liên tục thay mới quần áo làm bạn thải nhiều rác hơn ra môi trường.

Mặt hàng một giá cũng tương tự trong trường hợp này. Người giàu chẳng bao giờ mua hàng một giá nhưng người nghèo thì cực thích bởi chúng có giá thành rẻ. Đi kèm với đó là chất lượng không cao, giá trị sử dụng không lớn, nhiều khi “thấy hay hay” thì mua về rồi lại “bỏ xó”. Song người nghèo vẫn thường mua mỗi khi đi dạo phố với suy nghĩ “có đáng mấy tiền đâu”.

2. Mua thêm sách khi sách ở nhà chưa đọc hết

Đọc sách là một thói quen tuyệt vời. Ai cũng biết như vậy nên nhiều người không ngần ngại làm giàu thêm giá sách ở nhà bất cứ khi nào có thể.

Thực tế bạn thấy đấy, nếu là người chăm chỉ mua sách thì chắc hẳn bạn khó mà kịp đọc hết được số sách mình có ở nhà. Từ đó dẫn đến lãng phí tiền bạc.

Hãy chắc chắn rằng bạn đã đọc hết những cuốn sách ở nhà trước khi mua thêm mới. Ngoài ra bạn có thể bán lại sách cho người khác sau khi đã đọc xong, dùng tiền đó mua sách mới. Làm được như vậy, bạn vẫn nạp thêm kiến thức, tăng hiểu biết cho bản thân mà số tiền bỏ ra tiết kiệm được đến mức tối đa.

Không chỉ riêng với sách, bất kỳ món đồ nào cũng vậy, mua thêm mới khi đồ cũ ở nhà vẫn dùng được đều là hành động không hề khôn ngoan. Và người giàu chắc chắn không làm như thế.

3. Mua nhiều món đồ công dụng na ná nhau

Người nghèo thường mua sắm nhiều món đồ có công dụng na ná nhau. Từ đó dẫn đến tần suất sử dụng món đồ không nhiều, rõ ràng rất lãng phí.

 3 món đồ người giàu không bao giờ mua nhưng người nghèo lại rất thích, bảo sao bạn đã nghèo lại càng nghèo thêm - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Ví dụ nhiều người thích mua la liệt các loại xoong nồi, chảo rán khác nhau. Kết quả là có những món cả năm chỉ dùng đến vài lần. Trong số đó chỉ có khoảng 2 - 3 món là được dùng đến thường xuyên mà thôi. Thêm nhiều thứ tương tự như vậy nữa, người nghèo không tiết kiệm được tiền là điều dễ hiểu.

Người giàu mua đồ phải đảm bảo 2 tiêu chí

1. Độ bền cao

Người giàu mua đồ đặt chất lượng lên hàng đầu. Một món đồ đắt tiền nhưng có độ bền cao, sử dụng được trong thời gian dài, tính ra giá thành vẫn là rẻ, người mua vẫn tiết kiệm được tiền.

2. Khả năng bán sang tay

Người giàu thường mua những món đồ có thể bán lại mà không bị hao hụt quá nhiều so với mức giá mua vào ban đầu. Nó có thể là nhà cửa, xe hơi, đồng hồ, đồ nội thất…, họ luôn cân nhắc kỹ lưỡng trước khi mua. Thời điểm muốn mua đồ mới, họ sẽ bán lại món đồ cũ với giá tốt, nhờ đó tiết kiệm được tiền một cách tối đa.

An Du

Cùng chuyên mục
XEM