2 loại rau ai cũng nên ăn dù thích hay không: Số 2 giúp giảm 300% nguy cơ bệnh tim

19/03/2024 09:30 AM | Sống

Ăn hai loại rau này có thể giảm nguy cơ ung thư, giảm cholesterol, giảm huyết áp và cung cấp nhiều lợi ích khác nữa, theo một vị bác sĩ nổi tiếng.

Chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ, rau chắc chắn là nền tảng của một lối sống lành mạnh. Trên thực tế, ăn nhiều trái cây và rau củ được biết là làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, ung thư và giúp tăng tuổi thọ.

Nhưng vì nhiều lý do khác nhau (ví dụ như sở thích), nhiều người Anh không ăn đủ rau hàng ngày. Theo một nghiên cứu, hơn 25 triệu người trưởng thành ở Anh không ăn đủ trái cây và rau quả trong chế độ ăn của họ, tờ Daily Express đưa tin.

Mặc dù việc ăn đủ rau là rất quan trọng nhưng loại rau bạn tiêu thụ cũng có thể tạo ra sự khác biệt.

Mới đây, bác sĩ Deborah Lee, bác sĩ nổi tiếng tại Anh, hiện đang làm việc tại nhà thuốc online Dr Fox Online Pharmacy, đã tiết lộ hai loại rau nên có trong giỏ đi chợ của bạn cho dù bạn có thích hay không.

I. Rau chân vịt

Một loại rau được ví như ‘siêu sao’ là rau chân vịt (hay còn gọi là rau bina, cải bó xôi). Rau chân vịt chứa đầy các khoáng chất thiết yếu như sắt, magiê và các vitamin như vitamin C.

Rau chân vịt mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, từ giúp bổ mắt cho đến kiểm soát tình trạng viêm.

2 loại rau ai cũng nên ăn dù thích hay không: Số 2 giúp giảm 300% nguy cơ bệnh tim- Ảnh 2.

Món cà ri được làm từ cà tím và rau chân vịt.

Tiến sĩ Lee cho biết: "Rau chân vịt có hàm lượng nitrat cao, rất quan trọng vì chúng giúp kiểm soát huyết áp. Loại rau này chứa một lượng lớn chất chống oxy hóa giúp chống lại stress oxy hóa và hạ huyết áp".

"Rau chân vịt cũng có nhiều chất xơ. Chất xơ giúp chúng ta cảm thấy no lâu hơn, giúp kiểm soát sự thèm ăn và cân nặng, đảm bảo thức ăn di chuyển trong đường tiêu hóa với tốc độ chính xác, hỗ trợ chức năng tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón và cũng làm suy yếu quá trình hấp thụ cholesterol".

Chuyên gia y tế khuyên nên ăn hai thìa rau chân vịt nấu chín từ hai đến ba lần một tuần.

Một số món ăn ngon với rau chân vịt:

1. Rau chân vịt xào tỏi:

Nguyên liệu: rau chân vịt, tỏi.

Cách thực hiện:

- Ngâm rau chân vịt trong nước muối để làm sạch.

- Xào tỏi cho thơm, sau đó thêm rau chân vịt và nêm gia vị.

- Xào khoảng 3 phút cho rau chân vịt mềm.

2 loại rau ai cũng nên ăn dù thích hay không: Số 2 giúp giảm 300% nguy cơ bệnh tim- Ảnh 3.

Rau chân vịt xào tỏi.

2. Rau chân vịt xào trứng:

Nguyên liệu: rau chân vịt, quả trứng.

Cách thực hiện:

- Chần rau chân vịt qua nước sôi và ngâm trong nước đá.

- Xào tỏi, thêm rau chân vịt và nêm gia vị.

- Đổ trứng vào và xào cho chín.

3. Sinh tố chuối và rau chân vịt

Nguyên liệu: chuối, rau chân vịt, sữa tươi, mật ong.

Cách thực hiện:

- Rau chân vịt rửa sạch, để ráo nước, cho vào cối cùng với sữa tươi xay nhuyễn.

- Cho chuối (bỏ vỏ) vào cùng với mật ong xay nhuyễn thêm lần nữa là đã hoàn thành.

II. Cà tím

Cho dù bạn thích hay ghét cà tím, đây vẫn là loại rau có nhiều lợi ích, đồng thời không chứa chất béo bão hòa hoặc cholesterol.

Bác sĩ Lee cho biết: "Cà tím rất giàu chất xơ, rất cần thiết cho sức khỏe đường ruột, tiêu hóa và chức năng ruột, đồng thời ngăn ngừa sự hấp thụ cholesterol từ ruột vào máu".

2 loại rau ai cũng nên ăn dù thích hay không: Số 2 giúp giảm 300% nguy cơ bệnh tim- Ảnh 4.

Cà tím không chứa chất béo bão hòa hoặc cholesterol.

"Cà tím chứa một lượng lớn anthocyanin khiến chúng có màu tím đậm. Ăn hai đến ba khẩu phần anthocyanin mỗi tuần đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim tới 323%. Ăn anthocyanin cũng có thể làm giảm huyết áp và mức độ các dấu hiệu viêm trong máu. Anthocyanin cũng có thể làm giảm viêm thần kinh trong não".

"Cà tím có chứa một chất gọi là nasunin, một chất chống oxy hóa mạnh và được cho là có đặc tính chống ung thư cũng như hạ huyết áp", bác sĩ Lee nói.

Bác sĩ Lee khuyên bạn nên ăn 1/3 quả cà tím hoặc 80 gram mỗi lần.

Một số món ăn ngon với cà tím:

1. Cà tím xào trứng:

Nguyên liệu: Cà tím, trứng gà, tỏi, hành lá, hành tây.

Cách thực hiện:

- Cà tím rửa sạch, thái khúc vừa ăn và ngâm trong nước muối để ra hết nhựa.

- Hành lá rửa sạch, thái nhỏ. Tỏi bóc vỏ, băm nhỏ.

- Trứng gà đập ra bát, nêm thêm gia vị và đánh tan.

- Xào hành tây cho chín, sau đó thêm cà tím và nêm gia vị.

- Tiếp tục cho trứng đã đánh vào và xào cho chín.

2 loại rau ai cũng nên ăn dù thích hay không: Số 2 giúp giảm 300% nguy cơ bệnh tim- Ảnh 5.

Cà tím được chế biến thành nhiều món ăn ngon.

2. Cà tím chiên nước mắm:

Nguyên liệu: Cà tím, hành lá, ớt, tỏi.

Cách thực hiện:

- Cà tím gọt vỏ, cắt thành từng khúc khoảng 5cm.

- Hành lá, ớt, tỏi rửa sạch, băm nhỏ.

- Làm hỗn hợp nước mắm: Cho vào bát 2 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng canh đường, 1 ít bột ngọt, 1 muỗng canh nước khuấy đều.

- Cho thêm phần tỏi, ớt và hành vào hỗn hợp nước mắm.

- Chiên cà tím cho chín vàng các mặt, gắp ra để ráo.

- Xào hành lá đều, cho hỗn hợp nước sốt đã pha vào.

- Lấy phần hỗn hợp nước mắm sốt phủ đều lên bề mặt cà tím chiên.

3. Cà tím xào mỡ hành:

Nguyên liệu: Cà tím, ớt, hành lá, hành tím.

Cách thực hiện:

- Cà tím rửa sạch, thái miếng vừa ăn và ngâm trong chậu nước muối pha loãng để cà không bị thâm.

- Hành tím bóc vỏ, rửa sạch và băm nhỏ.

- Ớt và hành lá thái nhỏ.

- Xào hành tím, thêm cà tím và nêm gia vị.

- Đổ phần dầu ăn vào bát hành lá đã cắt, sau đó dùng bát này rưới đều lên phần cà tím đã xào.


Theo Trà My

Cùng chuyên mục
XEM