10 sự thật kinh hoàng về ô nhiễm không khí: Khoảng 93% số trẻ em trên thế giới sống trong vùng vượt quá tiêu chuẩn của WHO

02/10/2019 13:52 PM | Xã hội

Ô nhiễm không khí khiến 800 người trên thế giới thiệt mạng mỗi giờ, tương đương mỗi phút sẽ có 13 người tử vong. Con số này cao gấp 3 lần tổng số người chết vì bệnh sốt rét, lao phổi và HIV cộng lại.

Theo cảnh báo của Liên Hiệp Quốc (UN) năm nay, không một ai trên thế giới thật sự an toàn trước hiểm họa ô nhiễm không khí. Báo cáo của UN cho thấy 90% dân số toàn cầu đang hít thở không khí bị ô nhiễm. Chính điều này đã dẫn tới tỷ lệ ngày một tăng của những bệnh nhân liên quan đến ô nhiễm không khí và các bệnh đường phổi.

Báo cáo của Tổ chức y tế thế giới (WHO) cho thấy khoảng 7 triệu người trên thế giới thiệt mạng mỗi năm do liên quan đến ô nhiễm không khí. Nguyên nhân chính là do khí thải công nghiệp, sử dụng năng lượng hóa thạch và đốt rừng khiến lượng khí nhà kính ngày càng nhiều.

Đối với những người chưa nhận thức được tính nghiêm trọng của vấn đề, dưới đây là 10 sự thật kinh hoang về ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến sức khỏe con người và môi trường:

- Ô nhiễm không khí khiến 800 người trên thế giới thiệt mạng mỗi giờ, tương đương mỗi phút sẽ có 13 người tử vong. Con số này cao gấp 3 lần tổng số người chết vì bệnh sốt rét, lao phổi và HIV cộng lại.

- Ngoài nguyên nhân sử dụng xăng dầu, ô nhiễm không khí còn bị gây ra bởi việc đốt các loại nhiên liệu khác như than đá, rơm rạ.

- Ô nhiễm không khí trong nhà do đốt than hay các vật liệu khác khiến 3,8 triệu người thiệt mạng mỗi năm. Phần lớn trong số đó đến từ những nước đang phát triển và khoảng 60% nạn nhân là phụ nữ và trẻ em.

10 sự thật kinh hoàng về ô nhiễm không khí: Khoảng 93% số trẻ em trên thế giới sống trong vùng vượt quá tiêu chuẩn của WHO - Ảnh 1.

- Khoảng 93% số trẻ em trên thế giới sống trong vùng ô nhiễm không khí vượt quá tiêu chuẩn của WHO. Năm 2016, khoảng 600.000 trẻ dưới 15 tuổi đã thiệt mạng do nhiễm trùng đường hô hấp.

- Ô nhiễm không khí là nguyên nhân chính của 26% trường hợp tử vong do bệnh tim, 24% tử vong do đột quỵ, 43% tử vong do viêm phổi và 29% trường hợp tử vong do ung thư phổi. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến trẻ em bị thiếu cân, hen suyễn, ung thư, tự kỷ cùng nhiều chứng bệnh khác.

- Khoảng 97% số thành phố có nhiều hơn 100.000 dân tại tất cả các nước đang phát triển bị ô nhiễm không khí vượt quá tiêu chuẩn của WHO. Tại các nước giàu, con số này là 29%.

- 5 nguồn gây ô nhiễm không khí chủ yếu bao gồm:

    + Đốt than hay các nhiên liệu khác trong nhà để đun nấu, sưởi ấm hay thắp sáng

    + Khí thải công nghiệp như đốt than hay dầu diesel để chạy máy hoặc các khí thải từ sản xuất khác

    + Khí thải nông nghiệp bao gồm những chất thải chăn nuôi tạo ra khí methane khi ủ trong đất, những đợt đốt rơm rạ

    + Khí thải xăng xe từ giao thông

    + Khí thải khác từ đốt rác

- Tại đô thị, khoảng 25% khói bụi gây ô nhiễm là do xăng xe, 20% là do đốt các nhiên liệu và 15% là do hoạt động chạy máy phát điện của cơ sở công nghiệp.

- Hiệp định Paris về việc giữ trái đất không nóng lên quá 2 độ C có thể cứu hàng triệu mạng sống từ nay đến năm 2050. Một trong những ưu tiên của hiệp định này là giảm ô nhiễm không khí

- Tại 15 quốc gia xả thải nhiều khí nhà kính ra nhất thế giới, các ước tính cho thấy chi phí sức khỏe do ô nhiễm không khí cao hơn 4% GDP. Như vậy, việc giữ trái đất không nóng lên 1 độ C tương đương với việc phải đầu tư 1% GDP.

AB

Cùng chuyên mục
XEM