1 thức uống cần hạn chế dùng sau khi bôi kem chống nắng kẻo khiến da cháy nắng, sạm đen

23/06/2022 21:35 PM | Sống

Có bao giờ bạn tự hỏi tại sao làn da của mình vẫn sạm đen dù đã bôi kem chống nắng đầy đủ trước khi ra ngoài chưa? Câu trả lời nằm ở những gì mà bạn tiêu thụ.

Bôi kem chống nắng là một bước chăm sóc da quan trọng, có tác dụng bảo vệ da của chúng ta khỏi tổn thương gây ra bởi các tia cực tím (UV), trong đó tia UVA và UVB từ ánh sáng mặt trời. Đặc biệt, trong những ngày hè oi bức, tia UV đặc biệt nguy hại nên việc sử dụng kem chống nắng mỗi ngày càng phải được đề cao.

1 thức uống cần hạn chế dùng sau khi bôi kem chống nắng kẻo khiến da cháy nắng, sạm đen - Ảnh 1.

Nhưng việc chăm sóc da mùa hè không thể phó thác hoàn toàn cho kem chống nắng mà còn phụ thuộc rất nhiều vào dinh dưỡng cũng như thói quen sinh hoạt của chúng ta.

1 thức uống không nên dùng sau khi bôi kem chống nắng

Có bao giờ bạn tự hỏi tại sao làn da của mình vẫn sạm đen dù đã bôi kem chống nắng đầy đủ trước khi ra ngoài chưa? Câu trả lời nằm ở những gì mà bạn tiêu thụ. Theo bác sĩ da liễu David Bank (làm việc tại New York, Mỹ): Những loại nước ép từ hoa quả có múi không được khuyến khích dùng trước khi đi nắng. Lý do là vì chúng có chứa axit citric, có thể làm giảm tác dụng của một số loại kem chống nắng. Ngoài ra, axit trong hoa quả có múi như (chanh, bưởi, cam) cũng có thể làm tăng độ nhạy cảm của da với ánh nắng mặt trời trên da.

Bác sĩ David Bank nói: "Việc tiêu thụ các loại nước ép từ hoa quả có múi khiến da trở nên nhạy cảm hơn, điều này làm giảm tác dụng của kem chống nắng. Axit citric có thể thay đổi độ pH của chất chống nắng đang hoạt động và làm giảm đi tác dụng của nó".

1 thức uống cần hạn chế dùng sau khi bôi kem chống nắng kẻo khiến da cháy nắng, sạm đen - Ảnh 2.

Tuy nhiên, bác sĩ David Bank vẫn nhấn mạnh những lợi ích tuyệt vời của những loại quả có múi đối với làn da. Chúng rất giàu vitamin C, là một chất chống oxy hóa mạnh, có thể giúp bạn tăng cường miễn dịch và hỗ trợ hấp thu sắt từ chế độ ăn uống. Hơn nữa, chúng còn thúc đẩy sự sản xuất collagen để da căng bóng, khỏe mạnh hơn.

Chúng ta không cần thiết phải loại bỏ hoàn toàn những loại quả này ra khỏi chế độ ăn của mùa hè. Nhưng cần ghi nhớ rằng: Cần tránh tiêu thụ ngay sát giờ ra ngoài nắng. Và vì cam, quýt khiến da nhạy cảm hơn với ánh sáng mặt trời nên bạn hãy thoa lại kem chống nắng thường xuyên hơn.

3 thức uống có tác dụng chống nắng nên tăng cường vào mùa hè

1. Trà xanh

Nghiên cứu mới trên Tạp chí Dinh dưỡng cho chúng ta thêm một lý do để thưởng thức loại đồ uống này. Nghiên cứu cho thấy những phụ nữ uống 4 tách trà xanh mỗi ngày trong 12 tuần đã giảm 25% nguy cơ bị cháy nắng. Đồng thời, chất lượng đàn hồi da cũng tốt hơn, giúp cho gương mặt thêm trẻ trung. Theo nghiên cứu năm 2011, chất chống oxy hóa mạnh trong trà xanh được gọi là catechin hấp thụ tia UV, bảo vệ da trước ánh nắng mặt trời.

1 thức uống cần hạn chế dùng sau khi bôi kem chống nắng kẻo khiến da cháy nắng, sạm đen - Ảnh 3.

2. Cà phê

Một nghiên cứu năm 2011 của Trường Y Harvard cho thấy những người uống cà phê ít có nguy cơ phát triển ung thư biểu mô tế bào đáy (một loại ung thư da ) so với những người không uống. Nguy cơ mắc ung thư da còn thấp hơn ở những người uống 3 cốc cà phê mỗi ngày.

Nhà nghiên cứu Fengju Song, cho rằng caffeine trong cà phê giúp làm giảm các tế bào có khả năng bị ung thư do tia UV gây hại, bằng cách kích thích chúng chết đi một cách tự nhiên.

3. Nước dưa hấu

Dưa hấu là một trong những loại thực phẩm có khả năng chống tia cực tím tốt nhất mà làn da của bạn cần. Dưa hấu chứa lycopene, có tác dụng hấp thụ cả bức xạ UVA và UVB. Nếu bạn có thói quen ăn dưa hấu hàng ngày trong vài tuần, làn da của bạn đã được bổ sung khả năng chống nắng tự nhiên.

1 thức uống cần hạn chế dùng sau khi bôi kem chống nắng kẻo khiến da cháy nắng, sạm đen - Ảnh 4.

Không chỉ vậy, 92% dưa hấu là nước, vì vậy nó rất tốt để giữ nước cho làn da của bạn. Nó cũng chứa đầy các chất dinh dưỡng có lợi cho da như vitamin A, B6 và C, tất cả đều giúp bảo vệ làn da của bạn một cách lâu dài.

Theo Đỗ Đỗ

Cùng chuyên mục
XEM