1 buổi liên hoan khiến tôi nhận ra nguyên nhân kéo xa khoảng cách giữa chúng bạn với nhau
Nghĩ lại ngày xưa, khi bước chân ra khỏi ngôi trường cấp 3, phần lớn chúng tôi đều chỉ là những đứa con nhà nông, khoảng cách giữa chúng bạn với nhau quả thực không quá lớn, nhưng giờ thì nhìn xem, khoảng cách ngày một lớn hơn rất nhiều...
Bạn bè tụ tập, người có tiền một bàn, người không có tiền bằng một bàn.
Bạn bè tụ tập, người có tiền chính là nhân vật chính.
Có người nói: "Bạn bè tụ tập, tôi tham gia một lần, sau đó không bao giờ đi nữa". Rất nhiều người lựa chọn rút ra khỏi nhóm bạn, không tham gia các buổi liên hoan họp lớp, con số này thực ra không phải là ít.
Nhưng, đã bao giờ bạn nghĩ rằng, vì sao có những người sống tốt như vậy, còn bạn thì lại không? Thậm chí có những người, khi còn đi học, gia cảnh ra sao, tới giờ vẫn y như vậy, không khởi sắc lên được chút nào.
Tháng 5 năm nay, vì có mấy cậu bạn làm sếp trùng hợp cùng nhau về quê, muốn tụ tập các bạn cấp 3 khi xưa lại với nhau nên đã rủ cả lớp liên hoan. Lớp trưởng nhắn trong nhóm lớp rằng: "Trưa ngày… ở quán… cả lớp chúng ta tụ tập một bữa nhé, trước tiên là đi dã ngoại sau đó quay về quán ăn". Lời nói của lớp trưởng được chúng bạn nhiệt tình ủng hộ, số người tham gia lên tới hơn 20 người.
Lớp trưởng T., dung mạo bình thường, cao 1,62, hiện tại cậu ấy đang là ông chủ của một chuỗi nhà hàng ăn, vừa mở miệng ra là nói hương vị của món nào món nào, món nào ăn với nhau thì hợp…
C., hiện giờ đang là chủ của một cơ sở thẩm mỹ, nhân viên hơn 20 người, thu nhập vô cùng cao. Nhìn T., không ai nghĩ cô ấy đã hơn 30 tuổi, khí chất trẻ trung đầy mình.
L., khi còn đi học, thành tích vô cùng tồi, nhưng giờ cậu ấy đang là ông chủ của một cơ sở đào tạo, trở thành một giáo viên. Thành công của L. quả thực khiến người khác vô cùng kinh ngạc.
V., vẫn luôn làm nghề sửa chữa xe máy ở huyện, cuộc sống khá bình thường. Vợ cậu ấy thường xuyên phàn nàn sao nhà nghèo như thế, còn từng động tới chuyện ly hôn với cậu ấy. V. nói mình cảm thấy rất áp lực, cuộc sống chán nản.
Những người khác có người làm nhân viên nhà nước, có người làm tổ trưởng, có người được làm quản lý, cuộc sống cũng gọi là tàm tạm.
Nghĩ lại ngày xưa, khi bước chân ra khỏi ngôi trường cấp 3, phần lớn chúng tôi đều chỉ là những đứa con nhà nông, khoảng cách giữa chúng bạn với nhau quả thực không quá lớn, nhưng giờ thì nhìn xem, khoảng cách ngày một lớn hơn rất nhiều.
Một buổi tụ tập, khiến tôi nhận ra nguyên nhân kéo dãn khoảng cách giữa nhóm bạn đồng trang lứa với nhau. Không phải là thần may mắn thiên vị ai hơn, mà là mức độ nỗ lực của mỗi người không giống nhau, phương hướng nỗ lực cũng không giống nhau.
1. Khi bạn đang phàn nàn học hành vô dụng, có người đang miệt mài học tập
L., khi còn đi học, thành tích rất kém, ra trường rồi, cậu ấy mới nhận thức ra được tầm quan trọng của tri thức. Anh họ của cậu ấy là giảng viên đại học, anh ấy khuyên L. đăng kí học một trường dạy nghề nào đó để học thêm chuyên sâu. Sau 3 năm nỗ lực, L. đã cầm được tấm bằng tốt nghiệp, kể từ đó tới nay, cậu ấy vẫn kiên trì ngày ngày tự học.
L nói: "Không có trình độ, quả thực rất khó sống trong cái xã hội này. Thậm chí đi làm công nhân thì người có bằng cấp cao hơn, vẫn sẽ nhận được những ưu thế lớn hơn."
Khi bạn nằm đó lười biếng lướt điện thoại, lên facebook, người khác đang chăm chỉ học hành, đọc sách. Người khác nhờ học hành, đọc sách mà trở thành người trên người, còn bạn, vì thiếu tri thức, sống thành người dưới người khác. Bất kể bạn tốt nghiệp từ ngôi trường đại học nào ra, hay sau khi học hết cấp 3 không tiếp tục đi học nữa, những tri thức mà trước đó bạn có, nhất định không bao giờ là đủ dùng. Học hành, tiến lên cùng thời đại là phương pháp quan trọng giúp thành toàn cho thành công của một người.
2. Khi bạn đang đi làm công, người khác ra ngoài khởi nghiệp
Rất nhiều người có tư tưởng sau khi học xong sẽ đi làm công nhân, viên chức nhà nước nào đó, thậm chí nghe người thân nói, lương đãi ngộ không tồi, còn được nghỉ 2 ngày một tuần. Khi bạn nghĩ đủ cách để được đi làm ở đó là bạn đang theo đuổi một cuộc sống ổn định, bạn chưa từng nghĩ là sẽ xông pha hay "dày vò" mình một chút.
Rất nhiều người, nỗ lực đi làm nhà nước, trông thì có vẻ như là lựa chọn không tồi, nhưng vào làm công chức, nghĩa là bạn lựa chọn sống một cuộc sống ổn định, từ ngày đầu tiên vào làm là bạn đã có thể trông thấy được cuộc sống sau khi về hưu của mình rồi. An nhàn quá đáng, thực ra lại rất dễ hủy hoại một người.
Những người tích cực ra ngoài khởi nghiệp, có thể rất nhiều năm đầu thậm chí không có khởi sắc, khó khăn chồng chất, ưu lo muộn phiền, nhưng những người khởi nghiệp thành công cũng chẳng phải con số ít. Trong nhóm bạn học, những người "ăn to nói lớn" thường là mấy ông sếp lớn, họ trông thì có vẻ sung sướng, nhưng quá trình họ vất vả, liều mạng làm việc, nó khó khăn tới nhường nào, bạn có thấy được không?
3. Khi bạn còn đang ngồi đó rầu rĩ vì tiền, có người dựa vào người thân, ba mẹ kiếm được cho mình thùng vàng đầu tiên
Phú đại nhị, con đường đời của họ quả thực dễ đi hơn rất nhiều người. Con cái nhà nghèo khó, muốn xuất đầu lộ diện, xuất phát điểm sẽ thấp hơn một chút, cần nỗ lực nhiều hơn một chút.
Trong một lớp, số bạn là con nhà giàu thực ra không nhiều, nhưng sau bao năm, dù không danh tiếng lẫy lừng thì cuộc sống của họ cũng không kém. A. được ba mẹ mua cho căn hộ ở chung cư cao cấp, hiện tại cửa hàng thiết bị điện của cậu ấy đều là được ba mẹ đầu tư. Mặc dù thu nhập hàng tháng không quá nhiều, cũng không gọi là quá thành công, nhưng so với những bạn học khác, cuộc sống của cậu ấy cũng đủ đáng ngưỡng mộ rồi.
Vì vậy, nhiều khi, ai đó có nên được việc gì không, nó có liên quan tới gia đình, có liên quan tới quan hệ. Một gia đình giàu có là bước đệm giúp thành công.
4. Khi bạn đang ca thán cuộc đời, có người đang "âm thầm phát tài"
"Tâm thái quyết định vận mệnh", cách nói này thực ra rất có lý. Nếu bạn ngày ngày ngồi đó oán than, phàn nàn, cảm thấy cuộc đời không còn hi vọng, nhìn ai cũng không thuận mắt, làm việc thì không nhiệt tình, vậy thì cuộc đời của bạn, coi như xong.
Trong nhóm bạn, luôn có những người than vãn thế này: "Sao số tôi khổ thế?", còn có người mắng ông trời, trách gia cảnh, oan thán xã hội bất công.
Nhưng, bên cạnh đó cũng có không ít người luôn rất lạc quan, tích cực. Họ nỗ lực kiếm tiền, nhưng họ không khoe khoang hay chia sẻ với ai, cũng không ca thán hay tìm ai để trút khi gặp khó khăn. Đợi tới khi phát tài rồi, bạn chưa chắc đã biết, bởi lẽ trông họ quá bình thường, họ khiêm tốn, không ra vẻ và luôn rất hòa nhã.
5. Khi bạn đang chật vật sống qua ngày, có người rời quê hương, đi tìm kiếm cơ hội mới
Có những người sau khi tốt nghiệp, suốt chục năm trời chưa bao giờ rời khỏi thị trấn nhỏ của mình, cho rằng mình xây được nhà, có được việc là giỏi lắm rồi. Có những người, chôn chân ở quê, trông chờ vào mấy mảnh ruộng, nuôi vài con gà, sống một cuộc sống điền dã giản đơn. Cũng có những người kết hợp với người khác kinh doanh ở quê, nhưng làm ăn cũng chẳng khởi sắc.
Có những người lựa chọn rời quê hương, ra thành phố lớn lập nghiệp. Tới khi họ quay về, bạn lại một đầu câu hỏi: Sao họ có thể lập nghiệp ở nơi khác? Sao bản năng sinh tồn của họ lại mạnh mẽ tới vậy?
Những người lựa chọn ra đi, là những người đang đi tìm một vị trí thích hợp với mình. Nam nữ nhi chí tại bốn phương, đừng dùng hai chữ "quê nhà" để giới hạn sự phát triển của họ. Dù vất vả hơn, nhưng thứ họ kiếm được tất nhiên cũng sẽ nhiều hơn.
Trong cùng một lớp, nếu một vài năm sau, bạn cảm thấy khoảng cách giữa mình và các bạn quá lớn, thay vì ngồi đó ngưỡng mộ, chi bằng hãy lấy họ làm gương, tìm ra phương hướng thích hợp cho mình, nỗ lực phấn đấu để đổi lại một tương lai tốt đẹp hơn.
Những bạn học có bản lĩnh, thường là những người nỗ lực hơn bạn một chút mà thôi.