Zimbabwe lại khiến cả thế giới ngỡ ngàng về đồng tiền của mình

13/03/2019 20:01 PM | Xã hội

Trái phiếu và các loại tiền điện tử Zimbabwe sẽ được hợp nhất vào một đơn vị tiền tệ mới được gọi là đồng đô la RTGS

Khi thống đốc John Mangudya của ngân hàng Trung ương (NHTW) Zimbabwe tuyên bố chính sách tiền tệ mới vào tháng 2 vừa rồi, đa phần người dân Zimbabwe không kỳ vọng nhiều thay đổi và khiến nhiều người bị shock đến thế.

Đó là bởi trong nhiều ngày trước khi công bố chính sách mới (chính xác là ngày 20/02/2019), Mangudya đã phủ nhận những lời khẳng định về sự xuất hiện của đồng tiền mới từ phía cựu Bộ trưởng Tài chính Tendai Biti. Mangudya nói rằng "các yếu tố cơ bản chưa phù hợp và lời khẳng định này không có căn cứ".

Và sau đó, khi ở đoạn giữa của bài phát biểu dài 6 phút của mình, người đứng đầu NHTW lại làm đúng điều ngược lại.

Với hiệu ứng gần như ngay lập tức, trái phiếu và các loại tiền điện tử sẽ được hợp nhất vào một đơn vị tiền tệ mới được gọi là đồng đô la RTGS với chính sách tỷ giá cố định 1:1 với đồng USD trong một hệ thống thả nổi được quản lý.

Tên của đồng đô la RTGS xuất phát từ nền tảng thanh toán trực tuyến liên ngân hàng của Zimbabwe, được gọi là Real Time Gross Settlement. Theo quy định mới, các loại trái phiếu, tiền xu và mọi loại tiền điện tử đều được đại diện bởi đồng tiền mới là đô la RTGS.

Đồng đô la RTGS được coi là an toàn và ít rủi ro hơn đối với Mangudya ở một đất nước có lịch sử siêu lạm phát đầy bi kịch như Zimbabwe. Nước này đã thông qua việc sử dụng nhiều đơn vị tiền tệ quốc tế mạnh, đứng đầu là đồng USD vào năm 2009 để chấm dứt thời kỳ siêu lạm phát chưa từng có đã tàn phá giá trị của đồng đô là Zimbabwe.

Hiện nay, việc đánh cược với đồng tiền mới có vẻ đang có hiệu ứng tích cực, và một số nhà kinh tế học trong nước đã mô tả động thái của NHTW là "táo bạo và cấp tiến" và nhiều khả năng sẽ giải quyết được các vấn đề của đất nước.

Mặc dù NHTW Zimbabwe cho biết có nhiều hạn mức tín dụng hỗ trợ nguồn cung ngoại hối, nhưng duy trì sự ổn định của nguồn cung vẫn còn là một công việc khó khăn vì doanh thu từ xuất khẩu của đất nước này khá hạn chế.

Sự thiếu đầu tư từ các nhà sản xuất trong những năm kinh tế bất ổn đã dẫn đến tình trạng đình đốn, bên cạnh đó là sản lượng thấp từ nông nghiệp đã hạn chế khả năng tạo ra dòng giao dịch ngoại hối. Từ trước đến nay, 60% kim ngạch xuất khẩu của Zimbabwe đến từ bán khoáng sản và phần còn lại là từ thuốc lá và nông sản thô.

Theo các nhà phân tích, tỷ giá hối đoái 1:1 so với USD là một bước quan trọng để đảm bảo hiệu quả trong việc định giá đồng tiền mới.

Tuy nhiên nhiều người lại cáo buộc ông Mangudya là người cầm đầu một kế hoạch tinh vi nhằm tước quyền kinh doanh của những người dân thường ở Pakistan về khoản tiết kiệm hàng tỷ USD bằng cách duy trì chính sách ngang giá giữa đồng USD và trái phiếu ngay cả khi thị trường tiền tệ trả cao hơn 400% cho đồng USD.

"Chính sách tiền tệ mới là một thảm họa sẽ làm xói mòn sinh kế, đẩy cả quốc gia vào bóng tối và bất ổn", ông Neil Chamisa, lãnh đạo phe đối lập chính của Zimbabwe nói.

Zimbabwe lại khiến cả thế giới ngỡ ngàng về đồng tiền của mình - Ảnh 1.

Các chuyên gia kinh tế cũng không tỏ ra bị thuyết phục trước động thái mới nhất của NHTW khi tổ chức này nói rằng cần có đủ nguồn cung hạn mức tín dụng và phải tạo nguồn dự trữ từ xuất khẩu nhằm hỗ trợ tỷ giá hối đoái.

Ngoài dự trữ tiền tệ, sự tin tưởng vào đồng tiền mới của người dân nói chung tỏ ra khá thấp chủ yếu do sự không nhất quán về chính sách trong chính phủ của Tổng thống Emmerson Mnangagwa với lịch sử đầy bi kịch của đất nước khi giá trị của các khoản tiền gửi ngân hàng bỗng nhiên sụt giảm vào lúc đỉnh điểm siêu lạm phát.

Đinh Vân

Cùng chuyên mục
XEM