[Nổi bật] Toan tính của Aeon, kinh tế Hà Nội sau 6 năm sáp nhập Hà Tây

25/11/2014 18:19 PM |

Thông tin nổi bật ngày 25/11/2014.

Kinh tế Hà Nội như thế nào sau 6 năm sáp nhập Hà Tây? Xem thêm

Kinh tế của Thủ đô luôn giữ mức tăng gấp khoảng 1,5 lần so với tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước. Giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm 2013 đạt 451.213 tỷ đồng, gấp 2,53 lần so với năm 2008.

Chính phủ đánh giá, thực tế phát triển trong 6 năm qua đã "khẳng định tính đúng đắn của chủ trương mở rộng địa giới hành chính đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô".

Tuy nhiên, Chính phủ cũng nhìn nhận, kinh tế Thủ đô vẫn còn bộc lộ những yếu tố thiếu bền vững.

Chẳng hạn, việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, huy động vốn trong nước chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế.

Hạn chế khác được Chính phủ nhìn nhận là lĩnh vực văn hóa - xã hội còn bất cập, "kết quả xây dựng văn hoá người Hà Nội thanh lịch, văn minh chưa đạt kết quả như mong muốn".

Ngành nào ở Việt Nam lao động nữ lương cao hơn nam giới? Xem thêm

Theo báo cáo của ILO, trong hai ngành có mức lương cao nhất – ngành hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm, và ngành hoạt động chuyên môn, khoa học, công nghệ, lao động nữ lại được trả lương cao hơn nam giới một chút, tương ứng ở mức 3,4% và 1,4%.

“Tiền lương và cách thức phân bổ tiền lương có ảnh hưởng rất lớn không chỉ đối với người lao động mà còn đối với cách thức phát triển và tiến hóa của xã hội. Tiền lương là một chỉ số quan trọng cho thấy một xã hội sẽ trở nên bình đẳng hơn hay bất bình đẳng hơn”, bà Sandra Polaski – Phó Tổng Giám đốc ILO – nhìn nhận.

Bí quyết làm ít được nhiều của người Đức: 'Tắt Facebook trong giờ làm' Xem thêm

Dù phát triển khoa học và kinh tế rất mạnh, chúng ta lại chưa bao giờ nghe tới điều thần kỳ của người kỹ sư Volkswagen như vẫn thường nghe về người kỹ sư Toyota hay Honda. Thay vì làm việc chăm chỉ cần cù để tạo ra kỳ tích như người Nhật, nước Đức lại được biết tới với luật bảo về quyền lợi người lao động cực kỳ nghiêm khắc và có thời gian làm việc trung bình ít hơn nhiều so với các quốc gia phát triển khác.

Vậy tại sao một quốc gia chỉ làm trung bình 35 giờ mỗi tuần, trung bình được 24 ngày nghỉ phép mỗi năm, lại là nơi có năng suất làm việc cao vượt trội so với các quốc gia khác?

Câu trả lời là: Người Đức nói họ đang làm việc nghĩa là họ đúng là đang làm việc. Không Facebook, Youtube hay trò chuyện, cà phê, tán gẫu.

Nếu thích đi siêu thị, bạn nên sống ở đâu tại Việt Nam? Xem thêm

Theo thống kê từ năm 2005-2013, khu vực Đông Nam Bộ là nơi tăng trưởng mạnh nhất về số lượng siêu thị, 2 vị trí kế tiếp là Bắc Trung Bộ & duyên hải miền Trung và Đồng bằng sông Hồng.

Còn xét theo tỉnh/thành phố, không quá bất ngờ khi hai đầu tàu kinh tế là Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội có sự cách biệt đáng kể so với các địa phương khác về số lượng siêu thị.

Cụ thể, Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương có nhiều siêu thị nhất với 185 siêu thị, gần gấp đôi Hà Nội (94 siêu thị).

Tuy nhiên, nếu tính toán tỷ lệ dân cư của mỗi tỉnh/thành phố phân bổ bình quân trên mỗi siêu thị, địa phương hấp dẫn nhất là Đà Nẵng, với mật độ chỉ hơn 25 người/siêu thị. TPHCM chỉ đứng thứ 3 với 42 người/siêu thị. Hà Nội mặc dù sở hữu nhiều siêu thị thứ 2 trên cả nước, nhưng mật độ dân đông khiến tỷ lệ này lên đến gần 74 người/siêu thị.

Bài hot: Những nước cờ chiến lược của AEON ở Việt Nam  Xem thêm

Aeon đang chứng tỏ mình là một tay chơi có nghề trong sân chơi bán lẻ sôi động đang phần nào trở nên chật chội ở Việt Nam.Aeon Mall TPHCM đang thu hút khoảng 1 triệu người mỗi tháng, cao hơn 20% kỳ vọng ban đầu của tập đoàn này, nhưng chỉ khu vực ẩm thực và cơ sở vui chơi giải trí là đông đúc.

- Cuối năm 2011, Aeon bắt đầu thâm nhập thị trường bán lẻ Việt Nam bằng việc triển khai cửa hàng tiện ích Ministop qua hình thức nhượng quyền thương hiệu với sự kết hợp của Tập đoàn Trung Nguyên. Hiện nay, thương hiệu Ministop đã có 17 cửa hàng trên cả nước. 

- Không dừng lại ở đó, Aeon còn tiếp tục đầu tư vốn và liên kết với một số hệ thống siêu thị trong nước như Fivimart và Citimart nhằm phát triển chuỗi bán lẻ trên toàn quốc.

- Các đại siêu thị Aeon Mall. Dù cả 3 trung tâm thương mại đã và đang xây dựng đều không đặt ở những vị trí đắc địa thuộc trung tâm thành phố, nhưng ít nhất với 2 siêu thị phía Nam có thể cho thấy sức hút của nhà bán lẻ Nhật Bản đối với người tiêu dùng thành thị đang là rất lớn

Quốc Dũng

Cùng chuyên mục
XEM