[Nổi bật] ThaiBev muốn mua Bia Sài Gòn, vụ ngân hàng xây dưng - ném chuột không để vỡ bình

04/02/2015 19:00 PM |

WSJ: ThaiBev muốn chi 1 tỷ USD mua 40% cổ phần Sabeco Xem thêm

Theo một lãnh đạo của Bộ Công Thương, ThaiBev đã đưa ra mức giá 80.000 đồng cho một cổ phiếu Sabeco, cao hơn khoảng 60% so với giá giao dịch trên thị trường OTC, vào khoảng 45-50.000 đồng/cp. Mức giá này định giá Sabeco ở mức 51.300 tỷ đồng, tương ứng khoảng 2,4 tỷ USD.

Với việc muốn mua 40% cổ phần của Sabeco, ThaiBev sẽ phải chi ra gần 1 tỷ USD.

Hiện Bộ Công Thương đang sở hữu 89,6% cổ phần của Sabeco và Heineken nắm giữ khoảng 5%. Giống như ThaiBev, Heineken cũng có ý định trở thành cổ đông chiến lược của Sabeco.

WSJ cũng đề cập đến việc một doanh nghiệp bia khác của Thái Lan là Shingha Corp cũng có ý định mua cổ phần của Sabeco. Cả ThaiBev và Shingha Corp đều từ chối bình luận về thông tin trên.

Máy bay Đài Loan rơi khiến 12 người thiệt mạng Xem thêm

Máy bay số hiệu GE 235 chở theo 58 người đã rơi xuống sông Keelung sau khi bay từ sân bay Songshan Taipai tại Đài Loan.

Theo thông tin mới nhất, chiếc máy bay mang số hiệu GE 235 của hãng hàng không TransAsia gặp nạn tại Đài Loan đã khiến ít nhất 12 người thiệt mạng. Đây là vụ tai nạn thứ 2 trong khoảng thời gian chưa đến 1 năm với hãng hàng không của Đài Loan.

Sữa của Coca Cola đắt gấp đôi thông thường: Liệu có bán nổi? Xem thêm

- Sản phẩm sữa Fairlife mới của Coca - Cola vừa được ra mắt tại Mỹ với mức giá cao gấp 2 lần so với sữa thông thường.

- Các lãnh đạo của công ty này thì khẳng định họ sẽ sớm nhận được "cơn mưa tiền" với mảng kinh doanh mới này. Câu hỏi đặt ra là liệu điều này có đúng không và phản ứng của người tiêu dùng ra sao?

Những 'đám cưới' với đại gia: Sau hôn nhân là đấu tranh Xem thêm

- Trong xu thế hội nhập, khi doanh nghiệp ngoại tràn vào thị trường nội địa, doanh nghiệp nội thường có 3 chiến lược. 1 là đối đầu - đấu với doanh nghiệp ngoại; 2 là đối thoại - tham gia một phần trong chuỗi cung ứng, hoặc hợp tác cùng phát triển; 3 là đối tác – bán mình cho doanh nghiệp ngoại.

- Trong các cuộc ‘hôn phối’ với đại gia ngoại, câu hỏi đặt ra là doanh nghiệp Việt sẽ tận dụng lợi thế, hay sẽ bị các doanh nghiệp nước ngoài thâu tóm, mua đứt?

Công nghiệp giải trí Hàn Quốc: Không quan trọng có bao nhiêu tiền, mà là sống sót bao lâu Xem thêm

- Ngành công nghiệp âm nhạc Hàn Quốc đã đạt mức doanh thu 4,4 nghìn tỷ won (tương đương 4,1 tỷ USD) vào năm 2013 theo thống kê của Korea Content Agency.

- Các nghệ sỹ thì phải chịu ký “hợp đồng nô lệ” với các công ty sản xuất và trải qua quá trình đào tạo khắc nghiệt.

- Trong khi đó, ngày càng nhiều các công ty nhỏ ra đời khiến ngành công nghiệp này ngày càng khốc liệt.

Jack Ma trở lại Xem thêm

- Cổ phiếu của Alibaba phiên đóng cửa 29/1 giảm 8,8%; xuống còn 89,81 USD/cổ phiếu – mức thấp nhất kể từ ngày 20/10 sau khi số liệu doanh thu được công bố.

- Ngày 2/2, Tập đoàn dịch vụ tài chính vi mô Ant Financial (chủ sở hữu của Alipay) được định giá lên tới 50 tỷ USD. Sự kiện này giúp tài sản của Jack Ma tăng thêm 10 tỷ USD; lên 36,4 tỷ USD.

Muốn giàu hơn? Hãy đầu tư vào giáo dục Xem thêm

- Theo nghiên cứu, cải thiện giáo dục tác động mạnh mẽ đến tốc độ tăng trưởng kinh tế, do đó làm tăng thu nhập quốc dân và làm tăng thu nhập của chính phủ, cung cấp các phương tiện để đầu tư vào việc cải thiện nền kinh tế trong tương lai.

- Nghiên cứu thực hiện qua việc đo lường mức độ cải thiện điểm số theo Chương trình đánh giá học sinh/sinh viên quốc tế PISA (The Programme for International Student Assessment) và tăng trưởng kinh tế được đo lường bởi giá trị của tổng sản phẩm quốc nội GDP.

M&A tại Việt Nam: Mới là con sóng đầu tiên trước bão lớn? Xem thêm

- Sự hình thành của AEC vào cuối năm nay đang hối thúc các quốc gia trong khu vực ASEAN gấp rút tiền hành các vụ M&A. Tổng giá trị M&A trong khu vực đã vượt qua cả Nhật Bản, lần đầu tiên trong lịch sử.

- Sự bùng nổ này đến từ chính các tập đoàn trong khu vực ASEAN. Tài chính là lĩnh vực yên ả nhất khi không có nhiều cuộc M&A xảy ra.

- M&A được coi là con đường tắt nhanh nhất để tiếp cận thị trường, vì vậy xu thế này sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, ít nhất là cho tới cuối năm nay.

Quốc hữu hóa VNCB – ném chuột không để vỡ bình Xem thêm

- Lý do quốc hữu hóa VNCB được cho là VNCB đã mất sạch vốn chủ sở hữu do hoạt động yếu kém và không tự tái cơ cấu được. NHNN không để VNCB phá sản vì lý do bảo vệ người gửi tiền.

-Tháng 8 năm ngoái Vietcombank đã được giao tham gia tái cơ cấu VNCB, nhưng hành động quốc hữu hóa cho thấy dường như Vietcombank không thể đảm nhận tốt vai trò hỗ trợ.

- VNCB nếu bị cho phá sản sẽ là một tiền lệ để dân chúng thấy rằng những ngân hàng yếu kém khác cũng có thể theo vết xe đổ đó.

Quốc Dũng

Cùng chuyên mục
XEM