7 lỗi lớn nhất bạn sẽ mắc phải khi được làm lãnh đạo (P.1)

28/01/2015 08:01 AM | Quản trị

Trong khi phong cách lãnh đạo của mỗi người là duy nhất và không có con đường nào là hoàn hảo thì có những sai lầm lớn mà phần lớn ai cũng có thể mắc phải.

Nội dung nổi bật:

- Bạn sẽ không bao giờ có một nhà lãnh đạo hoàn hảo, và bạn sẽ không bao giờ có một đội bóng hoàn hảo. Trong khi phong cách lãnh đạo của mỗi người là duy nhất và không có con đường nào là hoàn hảo thì có những sai lầm lớn mà phần lớn ai cũng có thể mắc phải.

- Sau đây là 7 lỗi mà hầu hết các nhà lãnh đạo mắc phải: Giữ lại những phản hồi, Không làm rõ tầm nhìn, Không hiểu động lực thực sự của mỗi nhân viên, Không nắm rõ những điểm mạnh và điểm yếu của đội bạn, Thiếu một cấu trúc mục tiêu, Là người lạnh lùng và Cố gắng tự mình làm mọi thứ.


Làm nhà lãnh đạo là một con đường khó khăn đặc biệt với những nhà lãnh đạo mới, đây có thể trở thành điều đáng sợ. Trong khi phong cách lãnh đạo của mỗi người là duy nhất và không có con đường nào là hoàn hảo thì có những sai lầm lớn mà phần lớn ai cũng có thể mắc phải. Cách tốt nhất để bạn có thể trở thành nhà lãnh đạo xuất sắc là tránh mắc những sai lầm lớn nhất sau hoặc nếu có vấp phải thì hãy học hỏi được nhiều thứ từ nó.

Giữ lại những phản hồi

Những nhà lãnh đạo tồn tại để mang đến thông tin phản hồi. Trong hầu hết các trường hợp, bạn sẽ là người có kinh nghiệm nhất hay am hiểu nhất trong nhóm, và là người sẽ được cấp dưới, nhân viên của bạn tìm đến nhờ trợ giúp, góp ý. Đây là vai trò rất quan trọng bạn cần lưu ý nếu bạn muốn nuôi dưỡng đội ngũ của mình tốt nhất và của bạn và loai bỏ bất kỳ vấn đề nào ngay từ trong trứng nước.

Những cạm bẫy tiềm năng lớn nhất ở đây nằm trong niềm kiêu hãnh cá nhân. Nhiều nhà lãnh đạo e ngại rằng đem đến cho nhân viên của họ phản hồi tiêu cực sẽ làm hại động cơ của họ hoặc làm cho họ bực bội. Tuy nhiên có một điều ngược lại là đưa ra phản hồi tiêu cực theo cách tích cực có thể khuyến khích sự tự tin cũng như hiệu suất, miễn là bạn luôn chú ý theo dõi và ghi nhận những cải thiện sau đó. Nếu bạn muốn đội ngũ của mình hoạt động tốt nhất, bạn phải có mặt để hướng dẫn họ, phản hồi tiêu cực theo cách tích cực.

Không làm rõ tầm nhìn của bạn

Trên cương vị nhà lãnh đạo của nhóm, trách nhiệm của bạn là thiết lập và củng cố một tầm nhìn. Trong một số trường hợp, điều này có thể là tầm nhìn với toàn bộ công ty, trong trường hợp khác, nó có thể chỉ là một tầm nhìn cho chiến dịch đơn giản. Quy mô không phải là vấn đề, tầm nhìn của bạn sẽ thiết lập giai điệu làm việc cho cả nhóm và nếu bạn mắc, toàn bộ đội ngũ sẽ đi xuống.

Thậm chí nếu bạn chỉ định và giao những nhiệm vụ tới từng cá nhân sẽ giúp tầm nhìn của bạn trở thành hiện thực. Nếu nhân viên của bạn không thể nhìn thấy các tác động rộng hơn về trách nhiệm cá nhân của họ, họ có thể trở nên mất động lực hoặc vô tình đi chệch khỏi kế hoạch của bạn.

Không hiểu động lực thực sự

Tất cả các nhà lãnh đạo đều hiểu khích lệ, động viên là trách nhiệm của họ với đội ngũ không phải ai cũng có thể hiểu được động lực không giống nhau cho mọi đội ngũ. Một vài nhân viên sẽ được thúc đẩy bởi tiền bạc, tăng lương hay tiền thưởng, một số khác lại là những lời khen ngợi, sự khích lệ cá nhân từ cấp trên. Lại có những người được thúc đẩy bởi thách thức, mục tiêu hay sức mạnh của cả đội ngũ.

Là người đứng đầu, bạn cần hiểu động lực thực sự của từng cá nhân trong nhóm và mang lại động lực cho từng cá nhân trong dự án hay chiến dịch của bạn.

Không nắm rõ những điểm mạnh và điểm yếu của đội bạn

Tất cả các đội ngũ đều có những điểm mạnh và điểm yếu. Mục tiêu của bạn không phải là xây dựng một đội ngũ chỉ có những điểm mạnh bởi đơn giản đây là điều không thể xảy ra. Thay vào đó, mục tiêu của bạn nên là có một cách hiệu quả những điểm mạnh và điểm yếu của đội ngũ mình lãnh đạo.

Ví dụ, hãy ghép những thành viên trong nhóm theo khả năng bổ trợ của họ. Nếu bạn nhận thấy một cá nhân có kỹ năng tiếp thị truyền thông xã hội tốt nhưng lại kém về kỹ năng viết lách, hãy lấp đầy bằng một tay viết cừ khôi của bạn. Ngược lại nếu bạn nhận ra tay viết xuất sắc của bạn không nắm bắt được những chủ đề hay, hãy nhờ một chuyên gia phân tích SEO giúp người này. Hãy sử dụng chính các thành viên trong nhóm để khích lệ tốt nhất mọi thành viên trong đội ngũ của bạn.

>> Đừng là lý do khiến nhân viên của bạn nghỉ việc

Thảo Nguyên

Nguyễn Thu Thúy

Cùng chuyên mục
XEM