New York Times: Quần áo của bạn đang ảnh hưởng đến biến đổi khí hậu ra sao?

13/11/2019 11:21 AM | Xã hội

Trong số các nguyên nhân phát thải, người ta thường quan tâm đến phương tiện giao thông nhiều hơn, trong khi một thủ phạm hàng đầu của biến đổi khí hậu vẫn bị bỏ qua, hoặc bị tầm thường hóa: quần áo.

Các cuộc biểu tình về khí hậu đã thu hút hàng triệu người trên khắp thế giới vào tháng 9. Nhiều ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ (Hoa Kỳ) đã đưa ra các kế hoạch đầy tham vọng để cắt giảm lượng carbon trong khi làm cho nền kinh tế "xanh" hơn.

Theo một nghiên cứu của nhóm dịch vụ môi trường Quantis, ngành công nghiệp quần áo và giày dép chịu trách nhiệm cho 8% lượng khí thải nhà kính toàn cầu, ngang với lượng phát thải của toàn bộ Liên minh châu Âu. Nếu không có sự can thiệp kịp thời, tác động của ngành công nghiệp đối với khí hậu sẽ tiếp tục trên đà tăng gần 50% vào năm 2030.

Thật vậy, quan tâm đến quần áo thường được coi là phù phiếm, không thể đặt cạnh mối quan tâm về số phận của hành tinh. Nam diễn viên kiêm nhà bảo vệ môi trường Woody Harrelson đã bày tỏ quan điểm này khi ông tổ chức chương trình Đêm Thứ Bảy Đêm Live trực tiếp trong tuần sau cuộc diễu hành chống biến đổi khí hậu gần đây ở New York.

Anh nói: "Tôi luôn luôn chống lại việc chạy theo "mốt", tôi luôn có những điều quan trọng hơn để quan tâm - như băng tan, cháy rừng Amazon, và ô nhiễm nước, không khí và thực phẩm của chúng ta". Nhiều người không thấy ngành công nghiệp may mặc trị giá 2,5 nghìn tỷ USD liên hệ mật thiết với môi trường của chúng ta như thế nào.

Giả sử bạn mặc áo phông bằng vải bông - cần hàng nghìn gallon (1 gallon = 3,785 lít) nước để sản xuất. Nếu chiếc áo phông đó làm từ sợi viscose rayon, thì nó cũng có thể đến từ một cái cây bị đốn ở Amazon (viscose rayon được làm từ thực vật). Và nếu đó là sợi polyester, acrylic hoặc nylon, thì càng dễ tưởng tượng hơn, bạn đang mặc đồ nhựa. Khi những bộ quần áo nhựa đó được giặt, chúng làm ô nhiễm đại dương của chúng ta với các loại vi nhựa.

May mắn thay, một số công ty quần áo đang nhận thức rõ ràng hơn trách nhiệm của họ trong việc đối phó với khủng hoảng khí hậu. Các cuộc khảo sát người tiêu dùng cho thấy tính bền vững và đạo đức là một trong số những mối quan tâm hàng đầu của người mua sắm trẻ tuổi.

Vào tháng 8, tại hội nghị thượng đỉnh G7, 32 thương hiệu thời trang nổi tiếng đã cùng nhau thiết lập các mục tiêu dựa trên cơ sở khoa học của người dùng để giảm phát thải. Kể từ đó, 20 thương hiệu khác đã ký kết Hiệp ước thời trang. Kering, tập đoàn xa xỉ sở hữu Gucci, Yves Saint Laurent và Balenciaga, đã đặt mục tiêu cho tất cả các thương hiệu của mình giảm thiểu tối đa phát thải carbon.

Ngành công nghiệp quần áo, giống như hầu hết các ngành công nghiệp khác, cũng phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch. Chúng được sử dụng để đốt lò hơi trong các nhà máy dệt, để sản xuất thuốc trừ sâu, đổ vào các cánh đồng bông và sản xuất ra các loại hóa chất nhuộm, hoàn thiện vải. Nhiên liệu hóa thạch cũng là nguyên liệu của sợi tổng hợp, hiện chiếm phần lớn những gì chúng ta mặc. Loại bỏ dầu mỏ ra khỏi ngành công nghiệp này là điều bất khả

Người tiêu dùng đóng vai trò quan trọng để làm cho thời trang trở nên bền vững hơn. Chúng ta có thể kéo dài tuổi thọ của quần áo bằng bán lại, cho thuê và sửa chữa quần áo, thay vì vứt chúng đi. Chúng ta có thể đơn giản là thay chức năng sấy quần áo của máy giặt bằng gió tự nhiên.

Chúng ta cũng cần hành động của chính phủ. Pháp đã thông qua dự luật cấm hủy quần áo tồn kho, yêu cầu các công ty lớn đảm bảo quyền con người và môi trường trong chuỗi cung ứng của họ. Ủy ban Kiểm toán Môi trường của Quốc hội Anh đã dành hai năm qua để tìm cách làm cho ngành công nghiệp thời trang trở nên bền vững hơn.

Nhưng trước tiên, chúng ta cần tất cả những người quan tâm đến biến đổi khí hậu để hiểu chính chúng ta đang là thủ phạm, chỉ với việc mặc quần áo.

Theo Hoàng An

Cùng chuyên mục
XEM