Gặp chuyện buồn, đừng tìm nguồn an ủi

26/12/2016 10:58 AM | Sống

Khi gặp các vấn đề, tuỳ thuộc vào hoàn cảnh mà chúng ta hãy tiếp cận nó theo các cách khác nhau, điều này giúp bạn kiểm soát tâm trạng tốt hơn và tránh được những buồn chán không đáng có.

Rèn luyện bản thân để luôn nghĩ về mặt tích cực trong bất kỳ tình huống nào dường như là một hướng đi sáng suốt. Và có vô số cách để xây dựng kỹ năng này nhằm đối phó với những cuộc chia tay, người thân ốm đau, mất việc làm, v.v.

Nhưng đối với những người còn rụt rè với khái niệm lạc quan vô tận, thì nghiên cứu mới sau đây lại khiến họ vui mừng.

Các nhà tâm lý học ở nhiều trường đại học tại Australia cho thấy “kiểm định nhận thức” – đối phó với một tình huống bằng cách đưa tình huống ấy ra soi xét lại dưới ánh sáng tích cực hoặc tiêu cực – đôi khi có thể tạo ra cảm giác tồi tệ hơn.

Theo một nghiên cứu nhỏ mới được đăng trên tạp chí Psychological Science, tái định hình lại nhận thức về các sự kiện – vốn được các nhà tâm lý học sử dụng như một liệu pháp điều trị các vấn đề về hành vi nhận thức – thường chỉ giúp cải thiện tâm trạng khi chúng ta cảm thấy mình không kiểm soát được kết quả mà thôi.

Nghiên cứu này liên quan đến một giả thuyết tâm lý được gọi là “giả thuyết hợp hóa" chiến lược-tình huống ra đời vào những năm 1980. Giả thuyết này nói về cách tốt nhất để tiếp cận các bệnh nhân mắc chứng lo lắng và các bệnh tâm lý khác.

Giả thuyết này ủng hộ cách tiếp cận các vấn đề tâm lý tùy thuộc vào hoàn cảnh. Theo đó, tái định hình các sự kiện chỉ cải thiện tâm trạng của một người khi họ mất kiểm soát tình hình mà thôi. Giả thuyết này trước đây chỉ được ủng hộ bởi nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, nhưng nay các nhà nghiên cứu muốn thử nghiệm trong cuộc sống thực.

Gặp chuyện buồn, đừng tìm nguồn an ủi - Ảnh 1.

Nghiên cứu có sự tham gia của 74 người Australia trưởng thành, trong độ tuổi từ 18-32. Họ được hướng dẫn tải xuống một ứng dụng di động dành riêng cho mục đích điều tra của nghiên cứu.

Trong vòng 7 ngày, cứ 30 phút một lần ứng dụng này lại báo hiệu cho những người tham gia, hỏi họ cảm nhận ra sao về những gì diễn ra kể từ lần cuối họ được hỏi. Một cuộc khảo sát ngắn cũng được thực hiện để hỏi những người tham gia về mức độ kiểm soát của họ trong một tình huống, với thang điểm từ 1 đến 100, và liệu họ có làm gì để thay đổi tình hình hay không.

Vào tuần đầu tiên, họ cũng được yêu cầu hoàn thành chuỗi câu hỏi để đo mức độ trầm cảm, lo lắng, rối loạn thần kinh và mức độ tự trọng của mình, bên cạnh các số đo khác.

Kết quả cho thấy, những người có tâm trạng lúc ban đầu tốt hơn (theo câu trả lời cho chuỗi câu hỏi) có xu hướng “kiểm định lại” một sự kiện khi họ cảm thấy họ không có cách nào để tác động vào sự kiện đó, và họ sẽ ít có xu hướng đó hơn nếu cảm thấy mình có thể kiểm soát được hoàn cảnh hoặc kết quả.

Mặt khác, những người có tâm trạng ban đầu kém hơn lại cho thấy điều ngược lại: Họ có xu hướng sử dụng phương pháp tái định hình nhiều hơn khi họ kiểm soát được tình hình nhiều hơn, và ngược lại.

Gặp chuyện buồn, đừng tìm nguồn an ủi - Ảnh 2.

Peter Koval, một nhà nghiên cứu tại Trường Tâm lý thuộc Đại học Công giáo Australia, người chỉ đạo nghiên cứu, nói rằng tái định hình theo cách này có thể có liên hệ với liệu pháp “chấp nhận”, vốn rất phổ biến trong số những người phương Tây bị thu hút bởi những liệu pháp mang hơi hướng phương Đông như yoga và thiền định. Tuy nhiên mối liên hệ này chưa rõ ràng.

Đinh Vân

Cùng chuyên mục
XEM