Dân văn phòng tranh thủ từng phút nghỉ trưa mà không biết ngủ sau khi ăn làm tăng nguy cơ đột quỵ, ung thư và hỏng dạ dày

03/03/2023 12:13 PM | Sống

Ngủ trưa giúp chúng ta lấy lại sức lực và tinh thần để buổi chiều làm việc hiệu quả. Nhưng tranh thủ ngủ trưa ngay sau khi ăn sẽ cực kỳ nguy hại cho sức khỏe mà ít ai lường trước được.

Tại Trung tâm Khám dinh dưỡng (Viện Dinh dưỡng Quốc gia), ngày nào cũng có rất nhiều bệnh nhân đến khám các bệnh liên quan đến chán ăn, tiêu hóa kém. Không chỉ trẻ em, người già mà ngay cả những thanh thiếu niên đang trong độ "tuổi ăn, tuổi lớn" cũng đến khám.

Bệnh nhân cho biết, họ thường có thói quen ăn no xong sau đó đi ngủ luôn đặc biệt là buổi trưa, vì khi ăn no xong rất dễ buồn ngủ.

Dân văn phòng tranh thủ từng phút nghỉ trưa mà không biết ngủ sau khi ăn làm tăng nguy cơ đột quỵ, ung thư và hỏng dạ dày - Ảnh 2.

Dân văn phòng thường tranh thủ ngủ ngay sau khi ăn trưa để tiết kiệm thời gian

Theo các chuyên gia, hiện tượng buồn ngủ sau khi ăn no hoàn toàn có cơ sở. Vì sau khi ăn, dạ dày sẽ co bóp, một khối lượng lớn máu sẽ dồn xuống dạ dày giúp cho quá trình tiêu hóa nên số lượng máu lên não bộ và các cơ quan khác giảm đi, gây nên hiện tượng buồn ngủ, mệt mỏi.

Triệu chứng mệt mỏi buồn ngủ cũng có thể xảy ra khi bữa ăn có nhiều chất ngọt. Khi thức ăn đi xuống ruột nhanh nên nồng độ chất insulin tăng lên cao làm cho lượng đường hạ thấp cũng gây nên mệt mỏi và buồn ngủ.

Song, ngủ hoặc thậm chí chỉ nằm xuống, ngay sau khi ăn xong, có thể gây ra một số hậu quả thực sự không tốt cho cơ thể.

Sau đây là những tác hại của việc ngủ ngay sau khi ăn

Gặp vấn đề về tiêu hóa

Thông thường, dạ dày chứa axit - được tạo ra để tiêu hóa thức ăn. Cơ thể chỉ tiêu hóa tốt nhất khi cơ thể ở tư thế đứng hoặc ngồi thẳng, do đó nếu ngủ ngay sau khi ăn, thức ăn trong dạ dày sẽ không được tiêu hóa đúng cách.

Ngoài ra, lực hấp dẫn - khi ngồi hoặc đứng, giúp kéo dòng chất dịch a xít đi xuống.

Khi nằm, a xít không chảy xuống được, sẽ trào ngược qua dạ dày đến thực quản và các bộ phận nhạy cảm của hệ tiêu hóa. Điều này có thể dẫn đến chứng ợ nóng, cảm giác đau rát ở ngực hoặc cổ họng.

Dân văn phòng tranh thủ từng phút nghỉ trưa mà không biết ngủ sau khi ăn làm tăng nguy cơ đột quỵ, ung thư và hỏng dạ dày - Ảnh 3.

Nếu ăn no rồi ngủ ngay, quá trình tiêu hóa toàn bộ thức ăn sẽ tiếp tục tiếp diễn trong khi ngủ, từ đó gây hại cho sức khỏe

Gây viêm và ung thư thực quản

Như đã nói, thông thường axit sẽ được sản sinh trong quá trình dạ dày tiêu hóa thức ăn. Nhưng khi vừa ăn xong bạn đã ngủ ngay khiến cho cơ thắt thực quản dưới suy yếu, đóng mở bất thường tạo điều kiện cho axit trào ngước lên ống thực quản, khiến ngực nóng rát, tác động vào vào niêm mạc thực quản gây viêm loét, dần dần biến chứng có thể gây ung thư thực quản.

Ung thư thực quản là một trong những bệnh nguy hiểm nhất trong các ung thư tiêu hóa, sau ung thư dạ dày, ung thư gan và ung thư đại trực tràng.

Tăng nguy cơ đột quỵ

Nghiên cứu, được trình bày tại Đại hội Hiệp hội Tim mạch châu Âu năm 2011, cho thấy ngủ ngay sau khi ăn có thể làm tăng nguy cơ bị đột quỵ.

Cụ thể, so với những người đi ngủ trong vòng một giờ sau bữa ăn, những người đợi từ 60 - 70 phút ít bị đột quỵ hơn 66%. Những người đợi từ 70 - 120 phút, có nguy cơ bị đột quỵ thấp hơn 76%. Sau 2 giờ, ít có sự khác biệt, theo Hellodoktor.

Nguyên nhân do chứng trào ngược axit xảy ra khi ngủ ngay sau ăn có thể làm tăng tình trạng ngưng thở khi ngủ, gây đột quỵ. Hoặc do hệ tiêu hóa làm việc quá mức, làm tăng huyết áp, tăng lượng đường trong máu và mức cholesterol, có thể gây ra đột quỵ.

Hại tim

Sau khi ăn, dạ dày bạn căng to. Nếu đi nằm ngay lúc này sẽ khiến dạ dày to và nặng đó đè lên cơ hoành, chèn ép và cản trở hoạt động của cơ tim. Lâu ngày, tim hoạt động không hiệu quả và sẽ sinh bệnh.

Gia tăng mỡ dư thừa

Thói quen này là nguyên nhân chính khiến dân phòng thường xuyên gặp phải các vấn đề cân nặng hay tình trạng mỡ bụng. Do nằm ngay sau khi ăn no làm gia tăng sức ép lên dạ dày. Chúng cũng là nguyên nhân khiến hoạt động tiêu hóa bị cản trở và làm gia tăng chất béo tích tụ, gây dư thừa. Thường xuyên mắc phải thói quen này khiến dân văn phòng dễ có mỡ thừa ở các vị trí như đùi, bắp tay hay bụng dưới.

Những thói quen cần bỏ

Sau khi ăn, các mạch máu trên đường ruột và dạ dày thường căng lên vì lượng máu chảy về các cơ quan tiêu hóa nhiều hơn để giúp cho việc tiêu hóa và hấp thụ thức ăn.

Nếu ăn cơm xong mà tắm và làm việc ngay cơ thể phải vận động sẽ khiến máu cung cấp cho hệ thống tiêu hóa không đủ, việc phân tiết dịch tiêu hóa bị giảm sút, nếu kéo dài một thời gian sẽ gây bệnh đau dạ dày mạn tính.

Dân văn phòng tranh thủ từng phút nghỉ trưa mà không biết ngủ sau khi ăn làm tăng nguy cơ đột quỵ, ung thư và hỏng dạ dày - Ảnh 4.

Không nên vừa ăn vừa xem phim hay đọc báo,...

Một thói quen rất bất lợi cho việc tiêu hóa và hấp thu thức ăn là vừa ăn vừa xem tivi, đọc sách báo. Thời gian kéo dài có thể gây nên bệnh nhức đầu, mệt mỏi.

Thói quen ngồi xổm khi ăn cũng nên từ bỏ, vì khi ngồi xổm, ruột và dạ dày bị ép rất mạnh, ảnh hưởng đến công năng tiêu hoá, đồng thời động mạch bụng cũng bị ép khiến dạ dày không được bổ sung lượng máu cần thiết dẫn tới việc tiêu hóa bị suy giảm.

Bởi vậy, để đảm bảo sức khỏe sau khi ăn no chúng ta phải nghỉ ngơi, đi lại nhẹ nhàng sau đó mới tiếp tục làm việc hoặc đi ngủ.

Ăn trưa xong bao lâu mới nên đi ngủ?

Ngủ ngay sau khi ăn no có hại như vậy. Thế nên thời gian lý tưởng để đi ngủ sau bữa ăn là 2 đến 3 giờ. Điều này cho phép thức ăn tiêu hóa từ dạ dày di chuyển xuống ruột non, làm giảm triệu chứng ợ nóng, giảm nguy cơ bị rối loạn giấc ngủ.

Hãy cố gắng đi ngủ sớm nhất 30 phút sau bữa ăn trưa. Ngoài ra, có thể chú ý những điều sau để giúp việc tiêu hóa thức ăn được dễ dàng hơn:

- Sau khi ăn xong có thể đi lại nhẹ nhàng thay vì ngồi một chỗ để thức ăn được tiêu hóa nhanh hơn

- Khi ăn nên nhai thật kỹ để việc tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn.

- Cố gắng tránh ăn nhiều thực phẩm khó tiêu, thực phẩm chiên xào nhiều chất béo.

Người phụ nữ quyết định ly hôn sau khi chồng từ chối bán nhà để chữa bệnh hiểm nghèo cho con: "Sao có một người cha nhẫn tâm đến thế?"

Nguyễn Phượng

Cùng chuyên mục
XEM