Bạn của tương lai thành công hay không, không dựa vào chỉ số IQ cao mà do bạn có biết tự kỷ luật bản thân không!

15/08/2018 08:30 AM | Sống

Có rất nhiều yếu tố quyết định đến sự thành bại trong cuộc sống. Từ rất lâu trước đây, rất nhiều người vẫn tán thành học thuyết "Tính quyết định của IQ", nhưng với sự tích lũy dần về kinh nghiệm sống, chúng ta sẽ càng ngày càng phát hiện: Cuộc sống là một hành trình khó khăn, nhiều khi quyết định thành công của bạn, không phải là chỉ số IQ, mà là sự tự kỷ luật.

Tôi có một người bạn, sự tự kỷ luật của anh ấy tới mức gần như là "rối loạn ám ảnh cưỡng chế" (Obsessive Compulsive Disorder - O.C.D.). Anh là một giám đốc điều hành cấp cao tốt nghiệp Harvard. Trong một cuộc thảo luận, khi nói về trải nghiệm cuộc sống, anh tự giới thiệu mình mắc "chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế" nghiêm trọng cùng với "sự cầu toàn" và coi trọng việc "lập kế hoạch".

Lập kế hoạch cho chính mình mỗi ngày và thực hiện nghiêm túc những kế hoạch đã đề ra. Khi còn học đại học, anh ấy đã ép bản thân cố gắng đọc và học thuộc 50 từ mỗi ngày, quyết tâm không ngủ khi chưa thực hiện xong nhiệm vụ này, nhờ đó đã giúp cho khả năng tiếng Anh của anh ấy trở nên nổi bật, đạt được điểm cao trong kì thi IELTS sẵn sàng cho kế hoạch du học. 

Hiện tại, sau khi đi làm, anh ấy vẫn đặt ra cho bản thân mỗi ngày kiên trì học 1 giờ, và viết bài tóm tắt 3 đoạn, rèn luyện khả năng suy nghĩ. Anh ấy khiến tôi thực sự cảm thấy rằng, một khi con người có kỷ luật tự giác cao, họ sẽ có đủ khả năng kiểm soát cuộc sống của chính họ.

Những thứ tốt đẹp không bỗng dưng mà đến, nó thường được theo sau bởi vô số những ngày đêm kiên trì và cống hiến, mới có thể đạt được một trình độ nhất định của kỹ năng.

Bạn của tương lai thành công hay không, không dựa vào chỉ số IQ cao mà do bạn có biết tự kỷ luật bản thân không! - Ảnh 1.

Có một câu nói rằng: "Cơ thể của bạn phản ánh sức mạnh của bạn". Trong cuộc sống, nếu chúng ta muốn có một cơ thể đẹp và khỏe mạnh, chúng ta cần "kiểm soát tốt cái miệng và chịu khó vận động". Nếu bạn thiếu kỷ luật, không khó tưởng tượng rằng bạn sẽ thỏa hiệp dễ dàng khi đối mặt với những cám dỗ.

Một người bạn khác, từ khi còn nhỏ chuyện ăn uống và tập thể dục của anh ấy đã không được quan tâm đúng mực, vì vậy anh mỗi ngày một béo. Khi anh ấy học đại học, cao 170cm nhưng cân nặng đã tăng vọt tới hơn 125 kg. Cho đến một lần, vì tỏ tình thất bại, cảm thấy tổn thương, anh ấy đã hạ quyết tâm giảm béo. 

Sau khi tìm kiếm thông tin trên Internet, anh bắt đầu lập một công thức giảm cân và lên kế hoạch tập thể dục cho chính mình. Quyết tâm dù có mệt và đói, cũng phải kiên trì "giữ miệng". Sau nửa năm, anh ấy đã giảm gần 45 kg. Khi gầy hơn, thế giới cũng như rộng mở. Sau đó, anh ấy cũng đem tinh thần "giảm cân" này vào thực hành tất cả các khía cạnh của việc học. Cuộc sống của anh ấy cũng trở nên rất thuận lợi.

Hiện tại, anh ấy sống một cuộc sống rất năng động và rực rỡ. Anh ấy nói với tôi rằng bất cứ khi nào anh ấy gặp khó khăn trong cuộc sống và muốn thỏa hiệp, anh ấy sẽ xem lại cuốn nhật ký giảm cân trước đây, và nghĩ về lúc trước đã kiên trì như thế nào.

Khi bạn đủ "nghiêm khắc" đối với chính bản thân, thế gian chẳng có gì có thể làm khó bạn. Con người, cần trải qua những lần kỷ luật tự giác, dần dần sẽ tạo ra một bản thân tốt hơn.

Bạn của tương lai thành công hay không, không dựa vào chỉ số IQ cao mà do bạn có biết tự kỷ luật bản thân không! - Ảnh 2.

Nhiều người thất bại là vì họ "quá tùy ý". Tôi đã từng thấy một chủ đề: "Thế nào là kẻ không có sự tự kỷ luật?". Một trong những câu trả lời được đánh giá cao là: "Giữa kẻ tự mãn và hay hối tiếc, chuyển đổi qua lại".

Khi chúng ta lặp đi lặp lại "gần như", dần dần chúng ta chỉ có thể sống cuộc sống "gần như".

Có thể nói rằng, để tạo ra sự tự kỷ luật không khó, theo kinh nghiệm của chính mình, tôi có hai đề xuất:

Thứ nhất, đặt ra các kế hoạch rõ ràng cụ thể, và kiên trì hoàn thành.

Thời đại học, tôi đã tự đặt ra cho mình một kế hoạch chi tiết. Mỗi ngày đọc sách một giờ, viết nhật ký đọc sách, tham gia câu lạc bộ sách và chia sẻ cảm xúc. Viết ra những điều cần làm, và đánh dấu khi đã hoàn thành một việc. 

Kiên trì thực hiện một khoảng thời gian, thế giới quan của tôi phong phú hơn rất nhiều, thậm chí có thể thấy rằng năng lực cũng được cải thiện rất nhiều, nhưng nghĩ lại thì, thứ khiến tôi thu được nhiều lợi ích nhất lại chính là việc tôi đã "bắt đầu kế hoạch". 

Không thể không thừa nhận, rằng nhiều người trong chúng ta có tính trì trệ, luôn luôn muốn chờ đợi đúng thời điểm, đúng cơ hội để làm điều đó một lần nữa, nhưng nhiều ý tưởng thường cứ thế biến mất trong lúc chờ đợi. Cần phải tin rằng, bắt đầu càng sớm, kiên trì càng lâu, càng có thể nhanh chóng tiến gần tới lý tưởng của bản thân.

Thứ hai, tự xem xét và củng cố thường xuyên.

Phát triển thói quen viết nhật ký, không ngừng củng cố và tự xem xét. Tôi đã thực hiện ghi chú đám mây từ ba năm trước, cho đến bây giờ, mỗi ngày tôi đều dành 10 phút trước khi đi ngủ để viết nhật ký. 

Ý nghĩa không dừng lại ở việc ghi lại hôm nay đã làm gì, mà từ những lúc quan sát và nhắc nhở bản thân ấy, năm ngoái cuốn nhật ký của tôi đã được in thành sách, khoảnh khắc đó, tôi bỗng cảm thấy tự hào khó tả. Do vậy, một khi bạn tạo ra một kế hoạch hợp lí và tổng kết lại những gì đã hoặc chưa làm được, qua một khoảng thời gian đủ dài, sự tự kỉ luật sẽ trở thành một kiểu thói quen.

Bạn của tương lai thành công hay không, không dựa vào chỉ số IQ cao mà do bạn có biết tự kỷ luật bản thân không! - Ảnh 3.

Kiên trì tự kỉ luật, bạn của tương lai sẽ phải cảm ơn chính mình rất nỗ lực của hiện tại.

Thế giới của người trưởng thành, không có "miếng bánh ngon tự dưng trên trời rơi xuống", hầu hết trong số họ đều đã rất nỗ lực. 

Người khác chỉ nhìn thấy bạn dễ dàng được tăng lương thăng chức, mà không biết đến những đêm muộn tăng ca để hoàn thành dự án của bạn. 

Người khác chỉ thấy được bạn có bao nhiêu tài năng, linh hoạt quảng giao, mà đâu biết đến những khoảng thời gian khổ công học hỏi.

Bạn ưu tú hơn so với những người khác, chính bởi vì bạn kiên trì ở những việc người khác không thể kiên trì. Phía sau của sự ưu tú, là một người có sự tự kỉ luật cực kì cực kì mạnh mẽ. Làm tốt công việc lập kế hoạch và tổng kết lại là cách tốt nhất để hình thành sự tự kỉ luật. 

Nói về vấn đề này, rất nhiều người đều khuyên dùng "Ghi chú đám mây". Những nhà điều hành tốt nghiệp Harvard dùng nó để nâng cao hiệu quả làm việc. Người kiên trì giảm béo dùng nó để thiết lập kế hoạch và ghi lại kinh nghiệm của họ, trải nghiệm giảm béo cho đến khi trở nên gầy đi của họ. Còn có người, chẳng hạn như tôi, dùng nó để phát triển thói quen tự kỉ luật của bản thân, thậm chí còn xuất bản cuốn sách quý giá nhất trong đời mình.

Tôi đã bắt đầu dùng nhật kí đám mây viết nhật kí của ngày hôm nay rồi, còn bạn thì sao?

Vũ Đình

Cùng chuyên mục
XEM