Bác sĩ dinh dưỡng: 4 sai lầm khi nấu và ăn cơm của người Việt khiến cơm mất chất, tăng nguy cơ mắc bệnh

23/12/2020 16:47 PM | Sống

Theo chuyên gia vi chất người Việt đang mắc phải nhiều sai lầm khi nấu và ăn cơm. Khiến cho cơm mất chất và tăng nguy mắc các bệnh lý rối loạn chuyển hoá.

PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh, Trưởng phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM, Nguyên trưởng khoa Vi chất, Viện Dinh dưỡng Quốc gia đã chỉ ra một số sai lầm trong cách ăn cơm của người Việt.

Ăn cơm không nhai kĩ: Thói quen nhai thức ăn không kỹ sẽ khiến cơ thể không nhận thức được cơn đói tự nhiên cũng như các dấu hiệu báo no, qua đó dẫn đến nguy cơ ăn quá nhiều làm tăng nguy cơ béo phì.

Người ăn nhanh sẽ ăn nhiều hơn những người ăn chậm. Khi ăn nhanh, cơ thể sẽ ngừng tiết hormone có nhiệm vụ thông báo lên não khi dạ dày đã đầy.

 Bác sĩ dinh dưỡng: 4 sai lầm khi nấu và ăn cơm của người Việt khiến cơm mất chất, tăng nguy cơ mắc bệnh - Ảnh 1.

Ăn quá nhiều làm tăng nguy cơ béo phì, ảnh minh hoạ.


Ăn quá nhiều cơm gạo trắng: Một số người thích ăn cơm nấu từ gạo trắng đẹp mắt nhưng gạo chế biến càng tinh thì lượng xenlulo càng giảm nên khi ăn cơm khó tạo ra cảm giác no bụng khiến lượng thức ăn đưa vào cơ thể tăng cao, dễ mắc bệnh béo phì.

Vo kỹ gạo: Gạo cung cấp chất bột đường, vitamin và các khoáng chất, bổ sung năng lượng cho cơ thể. Trong đó, chủ yếu là vitamin nhóm B (B1, B3, B6) và chất xơ. Ngoài ra gạo còn có vitamin E, sắt, kẽm, thậm chí omega 3.

Lớp vỏ cám ở quanh hạt gạo chứa rất nhiều xenlulo, có tác dụng thúc đẩy quá trình bài tiết cholesterol, làm giảm hàm lượng cholesterol có hại trong máu.

Nấu cơm bằng nước lạnh: Khi sử dụng nước lạnh, hạt gạo bị trương lên, chất dinh dưỡng nở ra tan vào nước. Dùng nước sôi để nấu, hạt cơm sẽ dẻo, lớp ngoài hạt gạo co lại tạo màng bảo vệ, hạt không bị nứt, vỡ, lượng vitamin B1 được giữ lại nhiều hơn 30% so với cách nấu bằng nước lạnh.

PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh cho hay, không nên ăn quá 3 bát một ngày. Hãy tập thói quen giảm lượng cơm trắng ở mỗi bữa ăn, thay vào đó hãy đa dạng các món ăn đi kèm.

Cần lưu ý ăn rau trước khi ăn cơm và thức ăn. Chất xơ có trong rau sẽ giúp làm chậm quá trình hấp thu đường vào cơ thể. Lượng carbohydrate mà bạn nạp vào sẽ mất nhiều thời gian hơn để chuyển hóa thành glucose. Điều này giúp đường huyết không tăng cao và hạn chế áp lực cho quá trình tổng hợp đường của cơ thể.

Chất xơ trong rau sẽ khiến bạn no lâu và ít đói hơn, khiến bạn ăn ít cơm, theo đó lượng đường bột nạp vào cơ thể cũng sẽ giảm đi.

"Có thể thay thế gạo trắng bằng các loại ngũ cốc, đậu nhiều chất xơ. Các loại ngũ cốc thô nguyên hạt sẽ giữ được vitamin và chất xơ: gạo lứt, yến mạch, ngô, lúa mì, mè đen, đậu nành, đậu xanh, đậu đỏ…. Những loại carbohydrate phức hợp trong ngũ cốc giúp điều hòa sự hấp thụ đường đồng thời thúc đẩy sự chuyển hóa chất béo.

Hạn chế ăn cơm quá nhiều cơm vào bữa tối. Ăn cơm vào bữa tối có khả năng làm tăng nồng độ đường trong máu vào sáng hôm sau. Chỉ nên ăn cơm vào buổi sáng hoặc trưa sau đó ăn nhẹ vào bữa tối", PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh nói.

Ngọc Minh

Cùng chuyên mục
XEM