Kỷ nguyên Zombie của các công ty truyền thông
2015 là năm "chết đi sống lại" của các công ty truyền thông.
2015 là năm các công ty truyền thông "không có duyên với cái chết". Hàng loạt website tin tức, trang blog tưởng chừng như đã đóng cửa vĩnh viễn thì sau một khoảng thời gian lại bắt đầu hoạt động trở lại nhờ một thương vụ mua bán. Bài viết dưới đây của tờ Business Insider sẽ phân tích kỹ hơn về hiện tượng này.
Ngày 9/3, Apple chính thức ra mắt Apple Watch. Hàng loạt website truyền thông liên tục cập nhập phát biểu của CEO Tim Cook. Hàng ngàn từ ngữ hoa mỹ được dùng để mô tả công cụ đeo tay nhỏ bé bằng kim loại có khả năng thay đổi thế giới đó.
Trong số những website truyền thông kể trên, có Gigaom – trang blog tiên phong trong lĩnh vực công nghệ được thành lập bởi Om Malik vào năm 2006.
Vài giờ sau khi Tim Cook rời khỏi sân khấu cách văn phòng Gigaom vài toà nhà, tôi nhận được một email rằng cả công ty sẽ có một cuộc họp vào buổi chiều.
Tới cuối ngày, tôi đã gõ dòng thông báo: “Gần đây Gigaom gần như không thể trả nợ đầy đủ…”. Kết quả là, Gigaom – giống như những công ty truyền thông trước đó, bị đóng cửa.
Tôi dành cả ngày hôm sau để thu gọn những chiếc máy in 3D và thiết bị khác đang được sử dụng để đánh giá sản phẩm vào chiếc ô tô Prius C nhỏ bé của mình để trả lại cho công ty sản xuất. Lý do đơn giản là bởi hiện chúng tôi không còn trang tin để xuất bản những bài đánh giá sản phẩm nữa. Cuộc chơi chấm hết với Gigaom. Hoặc ít nhất là chúng tôi đã nghĩ như vậy.
Tuy nhiên, hóa ra, 2015 lại là năm "chết đi sống lại" của các công ty truyền thông.
Khi rời khỏi Gigaom vào ngày 9/3, trang homepage xuất hiện từ “About Gigaom” và một bài viết ngắn để chia tay độc giả. Dưới đó còn có cả những tin tức về Apple Watch với cả những tin tức hàng ngày gần đây.
Tuy nhiên, phía trên dòng chữ “About Gigaom” từ ngày 9/3 đó hiện đăng tải một cập nhập mới. Và nếu nhìn vào trang chủ, bạn sẽ thấy Gigaom đang... sống lại.
Sau khi Gigaom bị đóng cửa – thông tin này đã gây ồn ào trên khắp các mặt báo từ New York Times đến BBC, những người mua tiềm năng bắt đầu để ý tới họ. Đến tháng 5, website này bị bán cho Knowingly Corp – một công ty khởi nghiệp Interent có trụ sở tại Australia được điều hành bởi Byron Reese – cựu Giám đốc sáng tạo của Demand Media.
Giá của thương vụ không được tiết lộ nhưng Reese có thể đã mua website này và toàn bộ kho nội dung. Gigaom "tái xuất" vào tháng 8/2015 và đến nay nó vẫn đang tiếp tục hoạt động.
Kỷ nguyên Zombie
Gigaom không phải là trường hợp ngoại lệ trong năm nay. Hàng loạt công ty truyền thông đã bị đóng cửa và sau đó lại khởi động trở lại.
Tại San Francisco, Bold Italic là một trang tin địa phương được biết đến với những thông tin vui nhộn từng gây chú ý với chùm bài về các nhà hàng thú vị nhất tại địa phương được đánh giá bởi một đứa bé 4 tuổi.
Mặc dù là trang tin được nhiều độc giả trẻ yêu thích tại San Francisco nhưng công ty mẹ là Gannett cuối cùng đã quyết định ngừng cấp vốn. Dù là thử nghiệm trang tin đầu tiên tại đại phương nhưng sau 6 năm, Bold Italic vẫn không thể mở rộng phạm vi hoạt động và kết cục phải ngừng xuất bản vào tháng 4.
3 tháng sau đó, 2 doanh nhân địa phương tuyên bố họ đã mua Bold Italic và tái khởi động website này. Đến tháng 8, trang tin này xuất bản trở lại, bao gồm cả một vài quảng cáo phim và rượu vang.
Một trường hợp khác là Circa News – ứng dụng điện thoại di động “tự động” quét tin thành những câu nói hoặc sự thực thú vị. Người đọc rất thích phương thức này bởi họ có thể nhận được cập nhập diễn biến câu chuyện thông qua việc ấn vào nút “thông báo” mà không phải tải lại những bài báo mới để xem cái mới nhất.
Không giống với trường hợp hoàn toàn bất ngờ như Gigaom, những lời đồn đại xuất hiện từ tháng 5 về việc Circa News đã hết tiền và đang tìm kiếm người mua. Họ ngừng xuất bản vào ngày 21/6 và 3 ngày sau đó thì có thông báo chính thức.
Đến tháng 11 vừa qua, trang chủ circanews.com hiện lên dòng chữ “coming soon” (sắp ra mắt). Người mua bí ẩn hóa ra là Sinclair Broadcasting Group – mạng lưới tin tức đang điều hành hệ thống màn hình ti vi được lắp đặt tại các nhà ga.
Trong khi Gigaom và The Bold Italic "sống lại" và vẫn theo hướng đi cũ thì tờ Circa dường như sẽ rẽ sang một chiến lược mới. Thay vì tự động quét tin thành dạng dễ đọc cho di động, công ty chủ quan tiết lộ rằng họ muốn tập trung vào những bài báo và phát triển thương hiệu để cạnh tranh với Vice, Vox và Buzzfeed.
Liệu có lãi không?
Trong khi rất nhiều người tỏ ra tiếc nuối trước sự ra đi của hàng loạt công ty truyền thông thì rõ ràng vẫn có một vài nhà đầu tư sẵn sàng đặt cược tiền để xây dựng một đế chế truyền thông mới – hay ít nhất, cố gắng tạo ra một công ty có lãi.
Trên thực tế đã có một vài công ty khởi nghiệp truyền thông mới mọc lên ở khắp mọi nơi và những cái tên nóng nhất gồm có Vice, Buzzfeed và Vox có thể trị giá tới hơn 1 tỷ USD.
Cũng theo tờ Business Insider, đang có một sự dịch chuyển giữa các thế hệ sang truyền thông trên điện thoại thông minh và máy tính bảng. Nhìn chung để kiếm được tiền từ truyền thông, cần phải tập trung vào kỹ thuật số - điều mà tất cả các công ty truyền thông hiện tại đều đang hướng đến.
Với những doanh nhân đang tìm cách gây dựng nên chế truyền thông của họ - hay trong trường hợp của Circa là chia thành mảng kỹ thuật số và mảng đa dạng hóa bên cạnh ti vi. Những công ty truyền thông thất bại thường đốt tiền vào SEO, lượng click và truy cập nhưng rõ ràng đây không phải cách tốt để có thể gây dựng từ gốc rễ.