Bkav: "Người dùng đang nhận thức sai rằng phần mềm diệt virus làm chậm máy tính, điện thoại"

19/12/2015 17:27 PM | Công nghệ

Chính nhận thức lệch lạc này đã khiến nguy cơ mất an toàn thông tin (ATTT) trên các thiết bị di động của người dùng Việt ở mức rất cao.

Tại buổi tọa đàm “Làm gì để nâng cao an toàn thông tin của Việt Nam” được báo điện tử ICTnews tổ chức vào chiều ngày 17/12, ông Ngô Tuấn Anh, Phó Giám đốc Phụ trách An ninh mạng của tập đoàn BKAV cho rằng: chính những quan niệm lạc hậu và sai lầm như phần mềm chống virus làm giảm hiệu năng của máy tính cá nhân hay không cần thiết sử dụng các giải pháp bảo mật trên thiết bị di động khiến cho người dùng cá nhân tại Việt Nam dễ gặp rủi ro mất ATTT.

Trong khi đó, các cuộc tấn công mạng đang diễn ra với cường độ ngày càng cao.

Ông Ngô Tuấn Anh cho rằng, trước đây, quan niệm cài phần mềm chống virus có khả năng làm giảm trải nghiệm người dùng đối với thiết bị là có cơ sở. Đây là quan điểm cũ, ăn sâu vào tiềm thức của người dùng Việt nam từ khá lâu dù nay không còn phù hợp. Vì cách đây độ 10 năm, các máy tính cá nhân (PC) thường có cấu hình còn thấp.

Việc cài đặt nhiều phần mềm khác nhau, trong đó có phần mềm diệt virus có khả năng khả năng làm giảm hiệu năng của máy. Tuy nhiên, đa số máy tính cá nhân hiện nay đều có cấu hình tối thiếu có thể đáp ứng được các phần mềm diệt virus mà không phải lo lắng về vấn đề bị giảm hiệu năng. Vì vậy, theo ông Ngô Tuấn Anh “chúng ta cần phải ý thức được rằng việc sử dụng các giải pháp bảo mật là cần thiết để bảo vệ sự an toàn cho chính bản thân mình”.

Một nhận thức sai lầm khác của người dùng là không cần thiết phải áp dụng các biện pháp bảo mật cho các điện thoại di động thông minh. Đây là quan niệm bắt nguồn từ thời mà những chiếc điện thoại cơ bản (feature phone) vẫn còn thống trị thị trường.

Ông Ngô Tuấn Anh cho rằng, làn sóng phổ cập các smartphone mới diễn ra được 2 năm nay tại Việt Nam với các nhiều thiết bị thiết bị giá rẻ. Nhiều người dùng phổ thông dễ dàng tiếp cận được với điện thoại thông minh hơn.

Do đó, nhiều người chưa nhận thức được rằng “sự phát triển của công nghệ làm cho các thiết bị này dần thay thế máy tính truyền thống”, không còn chỉ là thiết bị dùng để nghe, gọi, nhắn tin thông thường nữa. Người dùng lưu trữ dữ liệu quan trọng, sử dụng các dịch vụ như email, duyệt web, truy cập mạng xã hội thường xuyên trên các thiết bị này. Vì vậy, “chúng ta cũng cần phải bảo vệ các thiết bị này tương tự như bảo vệ laptop, máy tính để bàn”.

Mới đây, theo thống kê của hãng bảo mật Kaspersky, Việt Nam nhằm trong nhóm quốc gia có đến 65% số lượng người dùng có thiết bị nhiễm mã độc trong các hoạt động trực tuyến.

Ba nguồn thư rác phát tán nhiều nhất trên thế giới hiện nay là Mỹ (15,3%), Việt Nam (8,4%) và Trung Quốc (7,2%). Theo các chuyên gia bảo mật, nguyên nhân của tình trạng trên là nhiều thiết bị của người sử dụng tại nước đã bị kiểm soát mà người dùng không biết và kẻ xấu có thể đánh cắp dữ liệu cũng như điều khiển hàng triệu máy tính.

Cùng chuyên mục
XEM