WHO “chịu trách nhiệm giải trình” khi Covid-19 được kiểm soát

21/05/2020 16:37 PM | Xã hội

Tổng Giám đốc WHO Tedros tái khẳng định tổ chức này sẽ chịu trách nhiệm “giải trình” hơn bất kỳ ai về những vấn đề liên quan đến đại dịch Covid-19.

Tranh cãi về vai trò của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và trách nhiệm của Trung Quốc trong đại dịch Covid-19 vẫn không ngừng leo thang, bất chấp việc các bên đã nhất trí được việc mở 1 cuộc điều tra “độc lập” về cách ứng phó của WHO trong đại dịch.

 WHO “chịu trách nhiệm giải trình” khi Covid-19 được kiểm soát  - Ảnh 1.

WHO sẽ “chịu trách nhiệm giải trình” khi Covid-19 được kiểm soát. Ảnh: Reuters

Một ngày sau khi 194 quốc gia thành viên WHO thông qua một nghị quyết kêu gọi đánh giá “công bằng, khách quan và toàn diện” về biện pháp ứng phó quốc tế đối với khủng hoảng dịch Covid-19, bao gồm cả cuộc điều tra về các hành động của WHO liên quan đến đại dịch này, hôm qua (20/5), Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus tái khẳng định tổ chức này sẽ chịu trách nhiệm “giải trình” hơn bất kỳ ai.

“WHO kêu gọi trách nhiệm giải trình hơn bất kỳ ai khác. Trách nhiệm này phải được thực hiện và phải được triển khai 1 một cách toàn diện. Trách nhiệm giải trình sẽ bao gồm tất cả các thành viên, các bên liên quan”.

Người đứng đầu WHO cũng xác nhận đã nhận được lá thư từ Tổng thống Mỹ Donald Trump, đồng thời cho biết sẽ xem xét lá thư này 1 cách cẩn thận. Được biết, trong lá thư, nhà lãnh đạo Mỹ đã nhấn mạnh, những cảnh báo sai lầm của WHO khiến dịch bệnh lan rộng khắp thế giới, gây hậu quả thiệt hại nghiêm trọng cả về con người và kinh tế. Tổng thống Mỹ cho biết, nếu WHO không cải thiện “đáng kể” trong 30 ngày tới, Mỹ sẽ cắt viện trợ và xem xét lại tư cách thành viên của nước này trong WHO.

“Về cơ bản, Tổ chức Y tế thế giới cần phải minh bạch hành động của mình, phải làm tốt hơn công việc của mình, phải công bằng hơn với các nước khác, trong đó có Mỹ. Chúng tôi sẽ không có sự liên quan nào với họ nữa và sẽ làm theo cách của riêng mình”, ông Trump khẳng định.

Theo Tiến sĩ Mike Ryan - Giám đốc điều hành chương trình khẩn cấp của WHO, việc đánh giá và quy trách nhiệm sẽ được tiến hành sau khi tình trạng khẩn cấp kết thúc. Theo ông Mike Ryan, công việc cấp bách hiện nay của WHO cũng như thế giới là làm thế nào xử lý và kiểm soát đại dịch; đẩy mạnh việc phát triển và phân phối vaccine trong tương lai; tăng cường các trang thiết bị bảo hộ y tế cho tuyến đầu chống dịch; cũng như giảm thiểu tác động của đại dịch đối với những người tị nạn, di cư, những quốc gia kém phát triển.

Hiện Liên minh châu Âu (EU) đã nhiều lần tuyên bố ủng hộ WHO và những nỗ lực đa phương nhằm chống lại dịch Covid-19 trước mắt. Các nước EU khẳng định, giờ là thời điểm để thể hiện đoàn kết chứ không phải lúc làm xói mòn hợp tác đa phương.

Trong khi, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cũng cho rằng: “WHO không nên trở thành đòn bẩy để theo đuổi các mục tiêu khác ngoài mục tiêu xây dựng sự hợp tác quốc tế hiệu quả nhất chống lại đại dịch”. Nga phản đối việc chính trị hóa mọi thứ liên quan đến sự lây lan của virus SARS-CoV-2 ; ủng hộ việc tìm ra các phương thức cho phép tiến tới một giải pháp hiệu quả hơn cho các vấn đề liên quan đến đại dịch, củng cố vai trò của WHO và ngăn chặn tổ chức này suy yếu.

Về phía Trung Quốc, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao nước này Triệu Lập Kiên đã hối thúc các bên dừng đổ lỗi cho nhau, thúc đẩy sự hợp tác quốc tế, để cùng đánh bại đại dịch Covid-19./.

Theo Đình Nam

Cùng chuyên mục
XEM