Vừa về hưu 65 tuổi, tôi “nhẫn tâm” bán đứt 2 căn nhà lấy 5 tỷ, bất chấp ý kiến của con trai: Mọi chuyện sau đó thật khó tin

18/12/2023 13:15 PM | Sống

Kể từ sau khi bán nhà, cuộc sống của 2 vợ chồng đã nghỉ hưu tại Trung Quốc bắt đầu thay đổi chóng mặt. Đây là điều mà chính họ cũng không ngờ tới.

‏Ông Hà (65 tuổi, Trung Quốc) có duy nhất một người con trai. Con dâu của ông cũng là con một trong gia đình. Sau đó ít lâu, ông Hà cũng có thêm 2 đứa cháu kháu khỉnh và đều là con trai. Lúc này, bên cạnh niềm vui gia đình đông đủ 3 thế hệ, ông Hà cũng không khỏi lo lắng cho áp lực của các con khi phải kiếm tiền nuôi gia đình. Sau này, khi cháu trai trưởng thành, muốn lấy vợ cũng cần tốn kém nhiều chi phí, sắm sửa nhà cửa, xe cộ… ‏

‏Quả đúng như vậy, theo thời gian, các con ngày càng bận rộn. Ban đầu, họ còn dẫn theo con nhỏ sang nhà ông bà chơi thường xuyên vào mỗi cuối tuần. Nhưng sau này, công việc bù đầu bù cổ, ngoài những dịp nghỉ lễ, hiếm khi nào gia đình lại được tề tựu đông đủ. Đến những cuộc điện thoại thăm hỏi cũng ít dần, trừ khi có việc.‏

‏Thấy các con vất vả, vợ chồng ông Hà nhiều lần ngỏ ý có thể giúp đỡ, nhưng hai vợ chồng trẻ đều không đồng ý. Con trai nói: "Cả đời bố mẹ đã vất vả rồi, giờ là lúc hưởng phúc. Con làm việc chăm chỉ chỉ là vấn đề thời gian thôi, bây giờ không làm thì sau này phải làm."‏

‏Sau khi về nhà, nhớ lại lời con trai nói, ông Hà càng cảm thấy mình không nên trở thành gánh nặng cho con trai, nhưng vợ chồng ông đều không có lương hưu, tiền tiết kiệm cũng không có nhiều. Bù lại, họ sở hữu 2 căn nhà, một cái ở, một cái cho thuê. Tiền thuê nhà hàng năm tuy rằng không nhiều, nhưng xoay sở thì cũng đủ chi phí sinh hoạt, coi như trợ cấp cho gia đình.‏

‏Vợ ông Hà cũng nghĩ đến việc dọn về ở chung với các con, rồi cho thuê cả 2 căn nhà, coi như có thêm thu nhập. Nhưng nghĩ đi nghĩ lại, thế hệ già và thế hệ trẻ có quan niệm khác nhau, chung sống thì rất dễ xảy ra mâu thuẫn, ảnh hưởng tình cảm gia đình.‏

‏Giữa lúc đó, họ nảy ra ý tưởng bán hết cả 2 căn nhà thành phố rồi chuyển về quê ở nông thôn. Khoản tiền bán nhà sẽ gửi vào ngân hàng để nhận lãi hàng tháng, coi như lương hưu của cả 2. Quan trọng hơn là, chi phí sinh hoạt ở nông thôn khá thấp, họ có thể tiết kiệm hơn rất nhiều.‏

‏Nghĩ là làm, cả hai bắt tay thực hiện, nhưng trong lòng cũng phần nào lo lắng về suy nghĩ của các con. Sợ bị can ngăn, họ thậm chí còn không hỏi ý kiến của con trai. Cuối cùng, trong khi các con chưa hề biết chuyện, vợ chồng ông Hà đã bán được 2 căn hộ với mức giá khá tốt, thu về 1,5 triệu NDT (tương đương khoảng 5,1 tỷ VNĐ).‏

Vừa về hưu 65 tuổi, tôi “nhẫn tâm” bán đứt 2 căn nhà lấy 5 tỷ, bất chấp ý kiến của con trai: Mọi chuyện sau đó thật khó tin - Ảnh 1.

‏Đến lúc này, họ mới gọi điện cho con trai để thông báo, đồng thời chuyển cho con 100.000 NDT. ‏

‏Con trai ông bất lực nói: "Tại sao bố mẹ tự làm hết mà không nói với bọn con? Dù bận thế nào đi nữa, bọn con cũng có thể chăm sóc bố mẹ mà, đâu đến mức phải về quê một thân một mình như vậy? Còn khoản tiền đó con cũng không lấy đâu, bố mẹ tự cầm đi."‏

‏Ông Hà nghe vậy thì chuyển thêm 50.000 NDT nữa, rồi nửa đùa nửa thật: "Đừng từ chối nữa. Nếu con từ chối lần nữa, mẹ sẽ cho con 200.000 NDT đấy".‏

‏Cuối cùng, mặc dù con trai vẫn "càm ràm", nhưng vợ chồng ông Hà đều rất vui mừng. Điều đầu tiên mà các con quan tâm là vấn đề an toàn và đời sống của bố mẹ khi về quê, chứ không phải ngôi nhà hay tiền bạc. Cả hai ông bà đều cho rằng, mình đã có quyết định đúng đắn. ‏

‏"Sau khi thuê người sửa chữa, cải tạo lại ngôi nhà cũ ở dưới quê, chúng tôi bắt đầu thu xếp để chuyển đi. Con trai tuy rất bận nhưng vẫn xin nghỉ phép, chở chúng tôi về quê, rồi mua sắm đủ loại vật dụng mới. và mua cho chúng tôi chăn ga gối đệm mới. Con trai cũng đích thân xách quà cáp đi chào hỏi một vòng hàng xóm láng giềng xung quanh, giúp chúng tôi ổn định cuộc sống rồi mới trở về thành phố", ông Hà tự hào.‏

‏Thời gian đầu mới về quê, hai vợ chồng ông khá hồi hộp. Dù sao, cả hai sống lâu năm ở thành phố, chẳng mấy khi trở về nên chẳng quen thân với ai. Nhưng sau một thời gian, họ dần thấy cuộc sống thật tuyệt vời. Khi mọi người trong làng tụ tập một chỗ, hai vợ chồng ông cũng sẽ đến trò chuyện góp vui. Đời sống làng xóm gần gũi, rất dễ kết bạn và thân thiết lẫn nhau. Ông Hà còn quen được rất nhiều người cũng bị khó ngủ tuổi già như mình. Thế là họ hẹn nhau cùng đi dạo trong làng khi không ngủ được.‏

Vừa về hưu 65 tuổi, tôi “nhẫn tâm” bán đứt 2 căn nhà lấy 5 tỷ, bất chấp ý kiến của con trai: Mọi chuyện sau đó thật khó tin - Ảnh 2.

‏Vợ của ông Hà thì yêu thích hoa cỏ. Bà thường dành thời gian ở trong vườn, vừa dọn dẹp đất cát, vừa mua rất nhiều hạt giống hoa để gieo trồng. Cuộc sống trôi qua yên bình nhưng rất hạnh phúc. ‏

‏Thỉnh thoảng, các con từ thành phố về thăm đều ngạc nhiên khi chứng kiến sự thay đổi của bố mẹ. Các cháu cũng luôn miệng khen ông bà trông tươi vui, trẻ trung hơn trước rất nhiều. ‏

‏Hai ông bà nhận ra rằng, cuộc sống không cần quá giàu có. Quan trọng nhất là chọn đúng môi trường, sao cho phù hợp với sở thích và nhu cầu của bản thân. ‏

‏Nhiều người cho rằng, cuộc sống nông thôn quá nhàm chán, nhạt nhẽo, ở lâu sẽ không chịu được. Nhưng với đôi vợ chồng thích tự do và thoải mái này, đây là nơi phù hợp với họ.‏

‏*Nguồn: Sohu

Theo Thùy Linh

Cùng chuyên mục
XEM