Vua Đường Lý Thế Dân giết cả anh và em trai để cướp ngôi, hơn 1000 năm sau kẻ tiếp tay mới bị đưa ra ánh sáng nhờ 1 tấm bia mộ

01/11/2020 14:49 PM | Sống

Để trừ khử được 2 người đang trong tâm thế đối đầu và đề phòng mình là việc không mấy dễ dàng, tại sao Lý Thế Dân lại có thể đoạt mạng anh và em trai mình nhanh đến vậy?

Năm 626, nhà Đường xảy ra một cuộc chính biến cung đình gây ảnh hưởng sâu sắc tới lịch sử. Cho tới ngày nay, người đời sau vẫn không ngớt tranh luận về cuộc chính biến cung đình này.

Nguyên nhân nằm ở chỗ, người gây ra cuộc chính biến này là Đường Thái Tông, một vị Hoàng đế nổi tiếng trong lịch sử.

Nếu xét theo thành tựu chính trị và ảnh hưởng đối với lịch sử Trung Quốc, Đường Thái Tông vẫn có thể xem như là một vị minh quân trong lịch sử. Thời kỳ "Trinh Quán thịnh thế" do ông tạo dựng nên đã giúp nhà Đường xuất hiện cục diện hoà bình phồn thịnh, văn hoá, kinh tế phát triển mạnh.

Nhưng thủ đoạn đoạt quyền giết anh em, ép cha của ông quả thật là đã bất chấp dư luận và đạo lý.

Cũng bởi thế mà Đường Thái Tông chịu không ít sự chỉ trích của người đời sau.

Có một điều đáng nhắc tới, đó là trong Sự biến Huyền Vũ môn, suốt cả quá trình đoạt quyền của Lý Thế Dân đều vô cùng suôn sẻ.

Tại sao Lý Thế Dân có thể dẫn theo 800 binh sĩ ung dung xông thẳng vào trong cung? Khi ấy quan hệ giữa Lý Thế Dân với Lý Kiến Thành và Lý Nguyên Cát đã hoàn toàn tồi tệ, hai người họ không thể nào không ngăn cản.

Vả lại quá trình Lý Kiến Dân giết Lý Kiến Thành và Lý Nguyên Cát tại cửa Huyền Vũ cũng quá dễ dàng, lý do nằm ở đâu?

Những yếu tố giúp Lý Thế Dân nhanh chóng đạt được mục tiêu 

 Vua Đường Lý Thế Dân giết cả anh và em trai để cướp ngôi, hơn 1000 năm sau kẻ tiếp tay mới bị đưa ra ánh sáng nhờ 1 tấm bia mộ - Ảnh 1.

Chân dung Lý Thế Dân.


 Điều này bắt nguồn từ công tác chuẩn bị của Lý Thế Dân trước khi phát động Sự biến Huyền Vũ môn.

Trước khi phát động chính biến, Lý Thế Dân vẫn luôn lôi kéo tướng tài, đồng thời cũng mua chuộc người của phe Thái tử.

Cũng tức là trong quá trình xảy ra Sự biến Huyền Vũ môn, ngoài 12 vị đại tướng của nhà Đường như Trưởng Tôn Vô Kỵ, Phòng Huyền Linh, Uất Trì Cung và những người còn lại, có một nhân vật quan trọng nữa giúp Lý Thế Dân dễ dàng giết chết Lý Kiến Thành.

Nhân vật quan trọng này nhất định phải là người của Lý Kiến Thành, nếu không Lý Thế Dân không thể nào dễ dàng vào được trong cung khi quan hệ với Lý Kiến Thành và Lý Nguyên Cát đã trở nên vô cùng tồi tệ.

Bí mật được cất giấu hơn 1000 năm

Thập niên 20 của thế kỷ 20, nhờ "Bia mộ Thường Hà" được khai quật tại Cam Túc, việc mua chuộc người này của Lý Thế Dân mới được bóc trần.

Theo văn bia ghi chép, Thường Hà vốn là một tướng lĩnh cấm quân trực tại cửa Huyền Vũ, nhưng lại được thăng lên làm Thái Trung đại phu sau khi Lý Thế Dân thành công đoạt được đế vị.

Thường Hà từng giữ các chức như Hữu truân vệ tướng quân, Hữu võ vệ tướng quân, Thứ sử Tư châu. Sau khi qua đời, Thường Hà còn được truy phong làm Tả võ vệ Đại tướng quân.

Xem ra, Hà Thường đã phát huy được tác dụng không nhỏ trong Sự biến Huyền Vũ môn.

Ví dụ như sau khi Lý Kiến Thành và Lý Nguyên Cát vào cung, ông ta đóng cửa Huyền Vũ để ngăn thuộc hạ của Lý Kiến Thành tới cứu viện, tạo điều kiện cho Lý Thế Dân giết anh trai.

 Vua Đường Lý Thế Dân giết cả anh và em trai để cướp ngôi, hơn 1000 năm sau kẻ tiếp tay mới bị đưa ra ánh sáng nhờ 1 tấm bia mộ - Ảnh 2.

Tranh minh họa.


Sau khi giết Lý Kiến Thành và Lý Nguyên Cát, Lý Thế Dân phái Uất Trì Cung mặc khôi giáp cầm trường mâu đi "bảo vệ" Lý Uyên.

Lúc này Lý Uyên mới biết Lý Kiến Thành và Lý Nguyên Cát đã bị giết, mà trong lòng Lý Uyên biết rõ hành động này của Lý Thế Dân đương nhiên không phải để "bảo vệ" mình.

Thay vì nói Lý Uyên tự nguyện lập Lý Thế Dân làm Thái tử, đúng hơn nên nói là: Lý Thế Dân đã ép Lý Uyên thoái vị.

Trong cuộc chính biến này, Lý Thế Dân vẫn luôn tuyên bố mình giết anh trai là hành động phòng vệ, còn vị trí Thái tử cũng là Lý Uyên muốn thay đổi từ lâu.

"Bia mộ Thường Hà" được khai quật đã trực tiếp lột trần hành vi mua chuộc của Đường Thái Tông trong Sự biến Huyền Vũ môn, có giá trị vô cùng lớn cho công tác nghiên cứu lịch sử nhà Đường của Trung Quốc.

Khánh An

Cùng chuyên mục
XEM