Vòng xoáy của chuỗi cung ứng đứt gãy: Mỹ thiếu lao động trầm trọng, doanh nghiệp phải tăng lương để giữ người, đẩy chi phí đội lên bào mòn lợi nhuận

28/10/2021 16:37 PM | Kinh doanh

21 tháng sau ca nhiễm COVID-19 đầu tiên được xác nhận ở nước Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn bị rung chuyển. Các chuỗi cung ứng bị tồn đọng đã khiến các con tàu và hàng hoá nhập khẩu bị mắc kẹt bên ngoài các cảng quan trọng của Hoa Kỳ. Lạm phát đã làm tăng chi phí của các mặt hàng thiết yếu. Nhiều doanh nghiệp và hộ gia đình đang vật lộn để điều chỉnh theo sự gián đoạn này.

Trước đại dịch, các tàu container thường đi thẳng từ Trung Quốc đến bến tại các cảng Los Angeles và Long Beach. Nhưng kể từ mùa đông đại dịch đầu tiên, ngày càng có nhiều tàu container phải đợi ở Vịnh San Pedro để có cơ hội cập cảng và dỡ hàng của họ. Khi biến thể Delta xuất hiện ở Hoa Kỳ, số lượng tàu chờ đợi đã tăng đột biến, hơn 70 tàu đã chờ đợi ngoài khơi vào cuối thàng 9/2021.

Diane Swonk (Kinh tế trưởng tại Grant Thornton) cho biết: "Không có lộ trình nào để mở cửa nền kinh tế toàn cầu trong đại dịch. Giờ đây, sự phục hồi không chỉ phải sửa chữa những gì đã mất, mà còn phải chữa lành những "vết thương" sau khi những người lao động và các ngành công nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề đánh giá lại tương lai của họ".

Khi nhiều công ty cố gắng nhanh chóng mở cửa trở lại, họ phàn nàn rằng rất khó tìm được những người lao động sẵn sàng chấp nhận mức lương và các điều kiện như trước đại dịch. Vì vậy, một số công ty đã tăng lương để cố gắng thu hút người lao động. Điều này bất đắc dĩ này cũng thúc đẩy thu nhập tăng lên. 

Theo công ty theo dõi tiền lương của Ngân hàng Dự trữ Liên bang Atlanta những người chuyển việc đã được tăng lương theo giờ thông thường khoảng 5,4% so với một năm trước đó.

Tiền lương tăng có thể là một điều tốt, mang lại cho người lao động nhiều tiền hơn để chi tiêu nhằm giúp nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, các nhà kinh tế bày tỏ lo lắng về tác động của việc tăng lương. Nếu người sử dụng lao động tăng lương để thu hút công nhân, đến lượt họ, họ có thể phải chuyển những chi phí lao động cao hơn đó cho người tiêu dùng dưới hình thức giá sản phẩm. Điều đó có thể khiến lạm phát lên cao hơn nữa.

Vòng xoáy của chuỗi cung ứng đứt gãy: Mỹ thiếu lao động trầm trọng, doanh nghiệp phải tăng lương để giữ người, đẩy chi phí đội lên bào mòn lợi nhuận - Ảnh 1.

Nhiều quan chức kinh tế hàng đầu của Washington kỳ vọng một khi các chuỗi cung ứng có thời gian để giải toả, lạm phát sẽ giảm xuống gần với mục tiêu 2% hàng năm của FED, vào khoảng năm 2022.

Nhưng thực trạng trì trệ đã kéo dài nhiều tháng. Chi phí ăn uống và chỗ ở tăng cao góp phần làm tăng giá tất cả các mặt hàng. Tiền lương đang tăng lên cũng bị ăn mòn bởi chi phí cao hơn.

Lợi nhuận kinh doanh của các nhà hàng có phục hồi. Dữ liệu do Cục điều tra dân số Mỹ công bố hôm 22/10 cho thấy doanh số bán hàng của các nhà hàng đạt mức 72 tỷ USD trong tháng 8. Tuy nhiên, qua tháng 9, các nhà hàng vẫn thiếu khoảng một triệu việc làm. Hoạt động kinh doanh vẫn giảm 52% so với mức trước đại dịch.

Nhiều chuyên gia cho rằng, tâm lý lo lắng dịch bệnh vẫn chưa thực sự được kiểm soát vẫn còn vương vất trong thị trường, dẫn đến việc lao động chưa muốn quay lại đi làm ngay.

Ở khía cạnh kinh tế, nhiều nhà kinh tế học khẳng định việc thiếu hụt lao động hiện nay là hiện tượng "phi tự nhiên", hệ quả của những chính sách hỗ trợ lao động của Chính phủ. Khi mức trợ cấp thất nghiệp hào phóng và kéo dài, người lao động có ít động lực để quay lại đảm nhiệm những công việc trước đó với mức lương như cũ.

Chính quyền của Tổng thống Biden đã thông báo duy trì hoạt động 24/7 tại một cảng quan trọng của Mỹ và đang làm việc với các nhà nhập khẩu lớn để dọn đường cho hàng hóa trước kỳ nghỉ lễ.

Các công ty như Walmart, FedEx và UPS cũng đã cam kết sử dụng thời gian kéo dài tại Cảng Los Angeles để giảm tải các container vận chuyển, thứ góp phần gây ra tình trạng tồn đọng hàng hóa.

Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của Mỹ không chỉ giảm khi có dịch Covid-19, mà đã trên đà giảm từ 20 năm trở lại đây. Tỷ lệ này đã ở mức trên 67% năm 2000, xuống mức 63,4% năm 2020 trước khi dịch Covid-19 xảy ra. 

Ứng Minh

Cùng chuyên mục
XEM