Vốn FDI đạt 21,2 tỉ USD trong 9 tháng đầu năm 2020

25/11/2020 16:20 PM | Kinh doanh

Trong 9 tháng đầu năm 2020, vốn FDI đăng ký mới cho ngành sản xuất ở khu vực phía Bắc đạt 2,88 tỷ USD, chiếm hơn 61,13% tổng vốn đăng kí mới; theo sau đó là khu vực phía Nam với 1,60 tỷ USD, tương đương 34,05%, và miền Trung là 4,82% với 227 triệu USD.

Theo số liệu mới nhất của Savills Việt Nam cung cấp, 9 tháng đầu năm 2020, tổng vốn FDI đăng kí đạt 21,2 tỷ USD, với 1.947 dự án đăng ký đầu tư mới với số vốn là 10,36 tỷ USD. Bạc Liêu chiếm 18,86% nhờ vào dự án Nhà máy điện LNG của Singapore trị giá 4 tỷ USD. Các thị trường dẫn đầu khác là TP.HCM chiếm 15,34%, Hà Nội 13,78% và Bà Rịa - Vũng Tàu với 10,13%.

Mức đầu tư từ Singapore đạt 6,76 tỷ USD, chiếm 31,91% tổng vốn FDI đăng ký, tiếp theo là Hàn Quốc 3,16 tỷ USD, tương đương 14,94%; và Trung Quốc với 1,87 tỷ USD, tương đương 8,85%.

Tổng số vốn FDI đăng ký theo lĩnh vực trong 9 tháng đầu năm 2020

Trong 9 tháng đầu năm, ngành sản xuất và chế tạo có tổng vốn FDI đăng ký giảm từ mức 18,089 tỷ USD trong cùng kỳ năm trước xuống còn 9,88 tỷ USD với 614 dự án cấp mới, chiếm 46,6% tổng vốn đầu tư. 

Ngoài ra, trong 6 tháng đầu năm 2020 các khu công nghiệp (KCN) và khu kinh tế (KKT) đã trực tiếp thu hút khoảng 335 dự án FDI với số vốn đăng ký mới khoảng 6 tỷ USD.

Trong 9 tháng đầu năm 2020, vốn FDI đăng ký mới cho ngành sản xuất ở khu vực phía Bắc đạt 2,88 tỷ USD, chiếm hơn 61,13% tổng vốn đăng kí mới; theo sau đó là khu vực phía Nam với 1,60 tỷ USD, tương đương 34,05%, và miền Trung là 4,82% với 227 triệu USD.

Cho đến 9 tháng năm 2020, tỉnh Hà Nam thu hút nhiều vốn FDI đăng ký mới nhất với con số là 477.720.043 USD, chiếm 10,14% tổng vốn đầu tư FDI. Tiếp theo là Hải Phòng với 438.844.053 USD, chiếm 9,31% và tỉnh Bắc Ninh đạt 348.405.000 USD, tương đương 7,39%.

Trong tháng 9, tăng trưởng của ngành sản xuất một lần nữa vượt ngưỡng 50 điểm sau khi những lo ngại về đợt bùng phát dịch Covid-19 thứ hai giảm xuống. Sản lượng tăng ở mức cao nhất trong vòng 14 tháng trở lại đây, lượng đơn đặt hàng mới tăng lên, tâm lý kinh doanh được cải thiện, và tình trạng mất việc làm giảm bớt. Đây là lần đầu tiên các điều kiện kinh doanh có dấu hiện được cải thiện trong ba tháng trở lại đây.

Tháng 9 năm 2020, sản xuất công nghiệp tăng 3,8% so với cùng kỳ năm trước, sau khi giảm 0,6% trong tháng 8. Đây là mức tăng trưởng sản lượng cao nhất kể từ tháng 6, nhờ việc ngăn chặn nhanh chóng đợt bùng phát dịch Covid-19 thứ hai. Sản lượng trong 9 tháng đầu năm 2020 tăng 2,4% so với cùng kỳ năm 2019.

Trong tháng 8, ngành sản xuất tăng 4,6% so với mức âm 0,1%; sản xuất điện tăng 5,5% so với -0,7%, trong khi nguồn cung nước và xử lý rác thải tăng 5,3% so với 2,2% trong tháng 7 vừa qua.

Trong nửa đầu năm 2020, chính phủ Nhật Bản đã chi 2,2 tỷ USD trong gói kích thích kinh tế nhằm hỗ trợ các doanh nghiêp nước này rút khỏi Trung Quốc sau khi dịch Covid-19 phá vỡ chuỗi cung ứng của hai nước Trung Quốc và Nhật bản. Theo Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO), trong số 30 doanh nghiệp Nhật Bản có nhu cầu đa dạng hóa chuỗi cung ứng sang các nước ASEAN, có tới 15 doanh nghiệp lựa chọn Việt Nam.

Phương Nga

Cùng chuyên mục
XEM