Vingroup sản xuất xe điện, các công ty Nhật Bản đầu tư 32 triệu USD vào sản xuất dây phanh ở Việt Nam
Hitachi Metals sẽ tăng cường sản xuất dây cho hệ thống phanh xe điện ở Thái Lan và Việt Nam.
Các nhà sản xuất dây điện của Nhật Bản đang chuyển hướng sản xuất và đầu tư vào các thiết bị cao cấp ở châu Á, chuẩn bị cho sự phát triển trong thị trường xe điện khu vực. SWCC Showa Holdings sẽ đầu tư khoảng 700 triệu JPY (6,5 triệu USD) để di dời và tích hợp hai nhà máy tại Trung Quốc.
Công ty cũng sẽ thiết lập một hệ thống để phát triển, sản xuất và bán cáp xe điện (electric vehicle - EV) thông qua Jaxing Showa Interconnect Products, công ty con tại Trung Quốc.
Tại Đông Nam Á, công ty Hitachi Metals sẽ tăng cường năng lực sản xuất tại Việt Nam và Thái Lan, trong khi Furukawa Electric cũng sẽ tăng công suất tại Việt Nam.
Các nhà sản xuất dây điện Nhật Bản rất muốn mở rộng bán hàng ở những nơi khác ở châu Á khi ngành điện khí hóa ô tô "cất cánh" và các nhà cung cấp phụ tùng ô tô của Nhật Bản chuyển cơ sở sản xuất của họ. Hai nhà máy hiện tại của Jaxing Showa, hiện đang sản xuất các sản phẩm như dây đồng cho thiết bị điện tử tiêu dùng, sẽ được kết hợp thành một nhà máy mới dự kiến sẽ được đưa vào hoạt động vào tháng 7/2020.
Nhà máy mới sẽ có diện tích gấp đôi so với hai nhà máy hiện tại và sẽ bao gồm các cơ sở tự động để tăng năng suất. Doanh thu của công ty đạt khoảng 4 tỷ JPY trong năm tài khóa 2017. SWCC Showa muốn nâng lợi nhuận của công ty con tại Trung Quốc bằng cách cải thiện hậu cần.
Theo Fuji Keizai, một công ty nghiên cứu có trụ sở tại Tokyo, doanh số EV tại Trung Quốc dự kiến sẽ xấp xỉ khoảng tăng khoảng 2,46 triệu xe vào năm 2035, so với năm 2017. Kế hoạch quản lý trung hạn hiện tại của SWCC Showa kỳ vọng sẽ làm tăng lợi nhuận hoạt động của công ty lên 5%, đạt 7 tỷ yên trong năm tài chính 2022 so với năm tài khóa 2018. Công ty tin rằng mục tiêu này có thể đạt được nhờ mở rộng kinh doanh liên quan đến EV.
Trong khi đó, tại Đông Nam Á, Hitachi Metal đang xây dựng năng lực sản xuất dây cho hệ thống phanh đỗ xe điện tại Việt Nam và Thái Lan. Công ty này sẽ mở rộng năng lực sản xuất tại các nhà máy hiện có và xây dựng các cơ sở mới trong nửa đầu năm tài khóa 2020. Công ty dự định cung cấp dây EPB chủ yếu cho các nhà sản xuất ngành ô tô Nhật Bản ở Đông Nam Á. Họ cũng sẽ mở các cơ sở sản xuất mới tại nhà máy của nó ở Hải Dương và tăng cường năng lực của các cơ sở hiện có tại nhà máy của nó ở Ayutthaya, phía bắc Bangkok.
Các EPB không yêu cầu đòn bẩy cơ học thông thường, giúp sử dụng không gian hiệu quả hơn xung quanh ghế lái. Hitachi Metals đang gấp rút mở rộng cơ sở địa phương với dự báo nhu cầu ngày càng tăng đối với dây EPB ở châu Á.
Tại Việt Nam, Furukawa Electric cũng sẽ đầu tư khoảng 3,5 tỷ JPY để tăng gấp bốn lần công suất nhà máy hiện tại của mình để sản xuất dây nhôm cho ô tô. Một tòa nhà mới sẽ hoàn thiện vào tháng 9/2020. Furukawa Electric dự định kiếm tiền theo nhu cầu nhôm sẽ ngày càng tăng do sử dụng nhôm trong EV sẽ làm cho xe nhẹ hơn.
VinFast, công ty con của tập đoàn Vingroup ngày 20/11/2018 đã cho ra mắt VinFast Klara - được coi là xe máy điện đầu tiên sản xuất đại trà tại Việt Nam và cũng là sản phẩm thương mại đầu tiên của VinFast. Klara là dòng xe điện thuộc phân khúc trung cấp. Trong giai đoạn đầu, VinFast sẽ tung ra thị trường hai phiên bản Klara sử dụng bộ pin lithium-ion và pin acid chì thông thường.
Tập đoàn Vingroup và Tập đoàn Dầu khí PetroVietnam đang trong quá trình xây dựng các trạm sạc điện.
Nhiều nước châu Á đang thúc đẩy EV theo sáng kiến của chính phủ. Chính phủ Trung Quốc đang kêu gọi người dân sử dụng những chiếc xe thân thiện với môi trường như EV, giúp giải quyết các vấn đề môi trường do khí thải.
Chính phủ Thái Lan cũng đang theo đuổi "Thái Lan 4.0", một chính sách nâng cấp các ngành công nghiệp quốc gia và cũng có những động thái để thiết lập cơ sở hạ tầng sạc cho EV ở châu Á, điều này cũng khuyến khích các nhà sản xuất dây điện của Nhật Bản mở rộng hoạt động trong khu vực.