Việt Nam có thể tiết kiệm được khoảng 6 tỉ USD vào năm 2025 cho chi phí điều trị bệnh nếu “Tự chăm sóc sức khỏe”

22/08/2020 10:36 AM | Kinh doanh

Việt Nam là một trong những quốc gia có hệ thống chăm sóc sức khỏe phát triển tại khu vực ASEAN với gần 90% dân số (khoảng 84 triệu người) được hỗ trợ bởi bảo hiểm. Với những thành công đáng ghi nhận trong công tác kiểm soát dịch Covid-19, Việt Nam đã chứng minh được năng lực phát triển y tế và từng bước hướng đến những mục tiêu xa hơn.

Đó là thông tin được đưa ra tại Hội nghị trực tuyến "Giới thiệu Báo cáo độc quyền và đầu tiên về Tự Chăm Sóc Sức Khỏe tại Việt Nam" giữa KPMG và Sanofi diễn ra ngày 21/8.

Theo các chuyên gia, Việt Nam là một trong những quốc gia có hệ thống chăm sóc sức khỏe phát triển tại khu vực ASEAN với gần 90% dân số (khoảng 84 triệu người) được hỗ trợ bởi bảo hiểm. Với những thành công đáng ghi nhận trong công tác kiểm soát dịch Covid-19, Việt Nam đã chứng minh được năng lực phát triển y tế và từng bước hướng đến những mục tiêu xa hơn.

Điển hình là đạt tiêu chuẩn của Liên Hợp Quốc về Mục Tiêu Phát Triển Chương trình Bao phủ sức khỏe toàn dân (UHC) vào năm 2030. Tuy nhiên, báo cáo đã chỉ ra Việt Nam cũng đang đối mặt với nhiều thách thức y tế. Có thể kể đến như tốc độ già hóa dân số, gánh nặng chi trả cho các dịch vụ y tế đối với tài chính hộ gia đình cũng như tổng chi tiêu y tế quốc gia, sự tăng trưởng của các bệnh lý không lây nhiễm gây ra bởi lối sống…

"Tự chăm sóc sức khỏe" là mô hình đã chứng minh được tính hiệu quả tại nhiều quốc gia. Việc chủ động phòng ngừa và kiểm soát những vấn đề y tế cơ bản đã đem đến nhiều lợi ích đa phương đối với Bệnh nhân -  Chính Phủ - Ngành Y tế. Bên cạnh đó, báo cáo còn chứng minh những lợi ích kinh tế xã hội khi "Tự chăm sóc sức khỏe" được triển khai tại Việt Nam.

Lấy ví dụ, Việt Nam có thể  tiết kiệm được từ 0,37 đến 0.61 tỷ đô la Mỹ cho chi phí điều trị, gia tăng sản lượng của nền kinh tế lên đến 4,2 tỷ đô la Mỹ. Nếu mở rộng phép tính ra đến năm 2025, hiệu quả kinh tế ước tính tăng lên 6 tỷ đô Mỹ. Việc triển khai "Tự chăm sóc sức khỏe" cũng đồng thời tương thích với những mục tiêu và phát kiến được triển khai trong chương trình "Sức Khỏe Việt Nam".

Ông Luke Treloar – Giám đốc Khối tư vấn chiến lược ngành Y tế và Khoa học đời sống, đại diện KPMG chia sẻ, báo cáo này xem xét một trong những thách thức lớn nhất mà hệ thống y tế của Việt Nam đang gặp phải trong lộ trình vươn đến Tầm nhìn Y tế 4.0 và chuẩn mực của Liên Hợp Quốc về Mục tiêu phát triển Chương trình Bao phủ sức khỏe toàn dân (UHC).

"Dựa trên kinh nghiệm quốc tế của KPMG và các kết quả cụ thể tại nhiều quốc gia phát triển, chúng tôi đã nghiên cứu các lợi ích của việc triển khai và thúc đẩy "Tực chăm sóc sức khỏe" và đề xuất những giải pháp cụ thể trong bối cảnh phát triển của Việt Nam,  Ông Luke nhấn mạnh.

Bà Penn Policarpio, Tổng Giám đốc, Khối Ngành hàng Chăm sóc Sức khỏe Người tiêu dùng, Sanofi Việt Nam và Campuchia cho rằng, "Tự chăm sóc sức khỏe" là việc các cá nhân tự chăm sóc,  cải thiện sức khỏe để phòng chống bệnh tật và duy trì trạng thái thể chất lành mạnh. Đây là quá trình trao quyền cho mỗi cá nhân tự chăm sóc sức khỏe một cách hiệu quả và thuận tiện, phối hợp với sự hỗ trợ của các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khi cần thiết.

Phương Nga

Cùng chuyên mục
XEM