Vì sao U22 Việt Nam được trọng tài cho đá lại quả phạt đền?
Cơ hội tưởng chừng như đã hết với Việt Nam khi Tấn Sinh không thể ghi bàn trên chấm phạt đền nhưng thật bất ngờ, vị trọng tài chính đã cho các học trò của HLV Park Hang-seo thực hiện lại quả 11 mét.
Tình huống ghi bàn gỡ hòa 2-2 đầy kịch tính của Tiến Linh vào lưới U22 Việt Nam.
Cơ hội gỡ hòa đến với U22 Việt Nam sau khi Nguyễn Tiến Linh bị cầu thủ Thái Lan đốn ngã trong vòng cấm. Ở cú sút đầu tiên, Tấn Sinh đã thất bại nhưng rất may trọng tài đã cho Việt Nam thực hiện lại tình huống phạt đền đó.
Để đưa ra quyết định này, trọng tài chính phải thảo luận với 2 vị trọng tài biên. Hóa ra trước khi Tấn Sinh chạm vào bóng, cả 2 chân của thủ thành bên phía Thái Lan đều không đặt trên vạch vôi khung thành. Theo luật, thủ môn phải đặt ít nhất 1 chân lên vạch trước khi cầu thủ đá penalty chạm vào bóng.
Nhờ thủ môn Thái Lan phạm luật, Việt Nam được trọng tài cho đá lại quả phạt đền, đồng thời thủ môn đội bạn bị phạt thẻ.
Luật bóng đá quy định:
- Lỗi của đội chịu phạt đền, trước khi quả đá được thực hiện, nếu bàn thắng được ghi thì bàn thắng được công nhận, nếu không, đá lại.
- Lỗi của đội thực hiện đá phạt đền, nếu bàn thắng được ghi, đá lại. Nếu không đội tấn công sẽ bị phạt gián tiếp tại địa điểm phạm lỗi.
- Cả hai cùng có lỗi, đá lại.
- Nếu cầu thủ thực hiện đá phạt đền chạm bóng lần hai khi chưa có cầu thủ nào khác chạm bóng (kể cả khi bóng nảy ra từ cọc/xà và không chạm thủ môn) sẽ bị phạt gián tiếp tại địa điểm có lỗi (Theo luật số 8 trong Luật Bóng đá).
Chiếu theo luật, áp vào tình huống penalty trong trận Việt Nam - Thái Lan, hội tụ đủ 2 điều kiện: đội chịu phạt đền có người mắc lỗi (thủ môn Thái Lan mắc lỗi) + quả đá của Tấn Sinh không thành công. Việt Nam được đá lại là hợp lệ.
Tấn Sinh sút phạt đền không thành công, nhưng thủ môn đối phương đã mắc lỗi trước đó. Ảnh: Hiếu Lương.
Trọng tài biên nhận định thủ môn Thái Lan đã bước cả 2 chân qua vạch trước khi Tấn Sinh chạm vào bóng.
Phản ứng tội nghiệp của thủ môn Thái Lan khi trọng tài quyết định Việt Nam được đá lại phạt đền. Ảnh: Hiếu Lương.
Trợ lý HLV Thái Lan ôm đầu không thể hiểu tình hình. Ảnh chụp màn hình
Quả penalty sau đó được thực hiện lại bởi Tiến Linh. Cú sút căng, chìm và hiểm của Linh không cho đối phương một cơ hội cản phá nào, qua đó quân bình tỉ số 2-2 cho Việt Nam.
Tuy nhiên trong đoạn video quay chậm, có một chi tiết mà không phải ai cũng nhận ra khi Tiến Linh thực hiện cú sút. Hà Đức Chinh đã lao vào vòng cấm khi Tiến Linh chưa chạm chân vào bóng. Nếu trọng tài trông thấy và thổi phạt cả Đức Chinh lẫn thủ môn U22 Thái Lan, U22 Việt Nam vẫn được đá lại.
Đức Chinh đã lao vào vòng cấm khi trọng tài vẫn ra dấu yêu cầu toàn bộ cầu thủ đứng ngoài.
Trọng tài không nhận ra Đức Chinh phạm luật. Nhưng fan Thái Lan chắc chắn sẽ "soi" ra tình huống này và đổ thừa cho vị vua áo đen. Họ sẽ có một lý do sau khi đội tuyển con cưng trở thành cựu vương, bị loại ngay từ chiến dịch vòng bảng SEA Games 30.
Trên thực tế 2 bàn thắng Thái Lan ghi được ngày hôm nay đều xuất phát từ lỗi của thủ môn. Họ cất toàn bộ dàn sao trên hàng tấn công trước Lào để bung sức cho trận đấu gặp Việt Nam nhưng kế hoạch này không mấy hiệu quả. Thầy trò HLV Park Hang-seo mới là những người chiếm lĩnh thế trận, áp đảo từ đầu đến cuối.
Nếu trách thì trách Thái Lan đã để thua Indonesia ngay trong trận mở màn, dẫn đến việc buộc phải thắng Việt Nam trong trận đấu cuối, điều mà họ không thể làm nổi.
Tiến Linh lại trở thành người hùng của U22 Việt Nam. Ảnh: Hiếu Lương.
Pha ăn mừng đầy cảm xúc của Tiến Linh với đồng đội. Ảnh: Hiếu Lương.
Ảnh: Giang Nguyễn
Highlight U22 Việt Nam 2-2 U22 Thái Lan: Trận cầu kịch tính nhất vòng bảng SEA Games 2019
Quang Hải hồi hộp theo dõi cú đá phạt đền của Tiến Linh
U22 Việt Nam ăn mừng kiểu Viking cùng CĐV sau màn lội ngược dòng ấn tượng trước Thái Lan