Vì sao trong cuộc đời thành công nhiều lúc đơn giản chỉ là chấp nhận những thứ cản đường chúng ta?
Nhiều khi phục tùng không phải là một sự yếu ớt. Như triết gia Francis Bacon đã từng nói, để có thể điều khiển tự nhiên thì cần phải tuân theo nó.
Thomass Jeffferson sinh ra với bản tính trầm lặng, chiêm nghiệm, dè dặt bởi chứng khó nói. So với những diễn giả danh tiếng cùng thời như Patrick Henry, John Wesley hay Edmund Burke, ông là một diễn giả tồi tệ trước công chúng.
Theo đuổi sự nghiệp chính trị, ông có hai lựa chọn: chiến đấu với bản án, hoặc chấp nhận nó.
Lựa chọn của ông là cái thứ hai, tập trung năng lượng vào các bài viết, khi người khác dồn vào các bài diễn thuyết. Chính ở đây ông đã tìm ra phương tiện truyền tải của mình. Ông nhận thấy có thể diễn đạt bản thân một cách rõ ràng. Viết lách chính là thế mạnh của ông. Jefferson chính là mà người những "quốc tổ" của Mỹ trông cậy khi họ cần bản Tuyên ngôn độc lập. Ông đã viết một trong những văn kiện quan trọng nhất trong lịch sử nước Mỹ với chỉ đúng một bản nháp.
Jefferson rõ ràng không phải là một diễn giả sinh ra để nói trước công chúng – điều này không ngăn cản ông chấp nhận nó và hành động tương ứng.
Điều này cũng đúng với Edison, một người gần như hoàn toàn điếc đặc. Hay với Helen Keller, người vừa mù vừa điếc. Đối với cả hai người, chính việc bị mất đi các giác quan và sự chấp nhận thực tế đã cho phép họ phát triển những giác quan khác mạnh mẽ và sắc bén để thích ứng với hoàn cảnh của mình.
Tuy không phải lúc nào cũng vậy, nhưng những cản trở mà chúng ta gặp phải trong cuộc đời vẫn là điều tốt. Nhất là khi chúng ta chấp nhận chúng và để chúng dẫn dắt. Chúng thúc đẩy và phát triển các kỹ năng mà chúng ta sẽ không theo đuổi nếu mọi việc khác đi. Chúng ta muốn có mọi thứ thay vì vậy chứ? Chắc chắn rồi, nhưng điều đó không phụ thuộc vào chúng ta.
"Thiên tài thực sự", như Samuel Johns đã từng nói, "là một bộ óc có sức mạnh rộng lớn, được ngẫu nhiên định đoạt theo một số chiều hướng nhất định."
Sự định hướng này đòi hỏi sự đồng thuận. Nó đòi hỏi sự chấp nhận. Chúng ta cần phải chấp nhận việc vài sự ngẫu nhiên sẽ xảy ra đối với bản thân.
Tôi không thể chỉ từ bỏ. Tôi muốn tranh đấu.
Bạn biết rằng bạn không phải là người duy nhất phải chấp nhận những gì mình không yêu thích, phải vậy không? Đó chính là một phần hoàn cảnh của con người.
Nếu ai đó coi các tín hiệu giao thông là dành riêng cho họ, chúng ta sẽ cho là họ bị điên. Thế nhưng đó lại chính là điều cuộc sống đang làm với chúng ta. Nó bảo chúng ta dừng lại ở đây. Khi một vài giao lộ bị chặn hoặc chúng ta đã đi nhầm đường mà quay lại thì rất bất tiện, chúng ta không thể giải quyết vấn đề bằng cách la hét hay tranh cãi. Đơn giản là chúng ta phải chấp nhận nó.
Sau khi phân biệt được điều gì phụ thuộc vào bạn và điều gì không, và khi điều tồi tệ xảy ra mà bạn không kiểm soát... bạn chỉ có duy nhất một lựa chọn: chấp nhận. Hãy tự nhủ rằng: Đó chính là cuộc sống. Mọi thứ đều ổn cả thôi.
Bạn không cần phải thích điều gì đó để có thể kiểm soát hoặc sử dụng nó một cách có lợi. Khi nguyên nhân của vấn đề không phải do chúng ta, tốt hơn là hãy chấp nhận nó và bước tiếp. Dừng đấm đá nó, hãy hiểu và chấp nhận nó. Những nhà khắc kỷ có tên gọi đẹp cho thái độ của họ. Họ gọi đó là "Nghệ thuật Phục tùng".
Hãy làm rõ điều này, nó không giống với việc từ bỏ. Sự phục tùng chẳng liên quan gì đến hành động – nó là dành cho những thứ miễn nhiễm khỏi hành động. Nói về cách mọi việc nên là thì dễ dàng hơn. Để chấp nhận sự việc như chính nó thì cần có sự cứng rắn, khiêm nhường và ý chí.
Đã tới lúc cần phải có đủ sự khiêm nhường và linh hoạt để thừa nhận điều tương tự trong cuộc đời của chúng ta. Luôn có ai đó hay điều gì đó có thể khiến kế hoạch thay đổi. Và người đó không phải là chúng ta. Tương tự như câu nói "Con người đề xuất, nhưng Thượng đế an bài."
Cách thức của cuộc sống là cho bạn nhiều thứ để làm, đủ nhiều để khiến bạn lưu lại dấu ấn của riêng mình. Nhìn nhận mọi người và mọi chuyện như chính họ là đủ rồi. Hãy trôi theo dòng, giống như nước chảy xuôi theo một quả đồi – luôn dẫn xuống đáy.
Đó là bởi (a) bạn mạnh mẽ và đủ sức chịu đựng để giải quyết những gì xảy ra, (b) dù sao bạn cũng không thể làm gì cả và (c) bạn nhìn vào một bức tranh đủ lớn và lịch trình đủ dài để thấy rằng những gì bạn chấp nhận vẫn chỉ là một chấm nhỏ không đáng kể trên con đường đi tới mục tiêu của bạn.
Chúng ta mặc kệ và điều này không phải là một sự yếu ớt. Như Francis Bacon đã từng nói, để có thể điều khiển tự nhiên thì cần phải tuân theo nó.
* Trích nội dung cuốn "Trộm lấy cơ may từ vận rủi", tác giả Ryan Holiday