Vì sao không quan tâm tiền bạc nhưng các tỷ phú lại có nhiều tiền?

02/10/2021 08:30 AM | Kinh doanh

Tiền là phương tiện giúp mua được tự do ở mức độ nào đó. Một điều thú vị là khi tự do khỏi tiền bạc, tự do tài chính con người lại có xu hướng làm việc tốt hơn, thành công hơn và hệ quả là càng có nhiều tiền hơn.

Kể từ năm 2019 khi vụ ly hôn nghìn tỷ giữa vợ chồng nhà sáng lập tập đoàn Trung Nguyên diễn ra, có lẽ câu hỏi “tiền nhiều để làm gì?” trở thành một câu kinh điển. Câu hỏi này còn gây tò mò bởi việc kiếm tiền là mục tiêu của phần lớn mọi người nhưng kiếm được nhiều tiền và trả lời được câu hỏi này thì chỉ là số ít. Có lẽ vậy vấn đề tiền bạc thường được truyền thông đưa ra mổ xẻ cùng các tỷ phú.

Trong một bài phỏng vấn trên Zing, chủ tịch tập đoàn Intracom Nguyễn Thanh Việt (Shark Việt) từng được hỏi dường như tiền nhiều không có tác dụng với ông. Shark Việt cho biết:

Không phải, tiền nhiều và không muốn kiếm tiền là 2 việc khác nhau. Tiền chỉ là một loại phương tiện. Đức Phật từng ví như khi ta đi một con thuyền qua sông, khi qua rồi không ai bê con thuyền trên vai đi tiếp mà bỏ lại. Tiền cũng giống con thuyền, để một người kinh doanh đạt được mục tiêu nào đấy.

Quan trọng nhất với một người kinh doanh là văn hóa kinh doanh, là cái tâm của mình gắn với việc. Cái anh để lại cho đời không phải bao nhiêu tiền, bao nhiêu đất đai mà là giá trị nhân văn. Nếu bám víu vào đất đai, quan hệ, tiền bạc hay bất cứ thứ gì thì chết không siêu thoát được. Tiền chỉ là phương tiện, để ta kinh doanh, giúp đỡ người khác, xây dựng một cộng đồng có văn hóa, có bản sắc. Nói có vẻ lý thuyết, nhưng chính cái đó làm ta dễ ở, dễ đi”.

(T7-TCCN) Từ quan điểm của tỷ phú Phạm Nhật Vượng và shark Việt lý giải vì sao dù không quan tâm tiền bạc nhưng họ lại có nhiều tiền? - Ảnh 1.

Còn nhớ trên bài trả lời phỏng vấn đầu năm mới trên báo Tuổi trẻ năm 2018, khi được hỏi quan điểm về tiền bạc, chủ tịch Phạm Nhật Vượng chia sẻ quan điểm tương tự: "Là công cụ, phương tiện của mình làm việc. Trong người tôi không bao giờ có đồng nào, khi đi ra ngoài cần tiêu gì đấy lại phải mượn lái xe". Hay như cũng chia sẻ trên báo Tuổi trẻ năm 2019, khi được hỏi "Tiền nhiều để làm gì?", nữ tỷ phú đô la Nguyễn Thị Phương Thảo cười và cho biết: "Tiền nhiều để hiện thực hóa những ước mơ cao đẹp và giúp đỡ được nhiều người hơn!"

Thực tế trong kinh doanh, tiền được ví như là máu của doanh nghiệp, cho thấy nó là công cụ quan trọng. Tiền làm cho mọi quy trình từ thiết kế, sản xuất và tiếp thị của một sản phẩm trơn tru cũng như gia tăng hiệu quả của quản trị. Đối với các doanh nghiệp không có tiền ý tưởng dù hay đến mấy cũng khó thành hiện thực.

Hay như việc muốn tổ chức vận hành trơn tru, tiền cũng là phương pháp tạo động lực hiệu quả. Trong 4 phương pháp thúc đẩy hiệu suất của nhân viên: tiền bạc, thiết lập mục tiêu, mức độ tham gia vào việc ra quyết định và thiết kế lại công việc để cung cấp cho người lao động nhiều thách thức và trách nhiệm hơn. Sự cải thiện hiệu suất trung bình từ tiền là 30%, so với mức tăng hiệu suất 16% đến từ việc thiết lập mục tiêu, hay 17% từ thiết kế lại công việc.

Tiền là phương tiện giúp mua được tự do ở mức độ nào đó. Điều tốt nhất một người có thể làm để giúp người nghèo trên thế giới này là bảo đảm bảo rằng anh không phải là một trong số họ. Một điều thú vị là khi tự do khỏi tiền bạc, tự do tài chính con người lại có xu hướng làm việc tốt hơn, thành công hơn và hệ quả là càng có nhiều tiền hơn.

Mới đây trên Doanh nghiệp và tiếp thị, chuyên gia tài chính cá nhân Nguyễn Minh Tuấn- CEO AFA Capital cũng làm rõ hơn về vấn đề này. Theo anh tự do tài chính hiểu đơn giản là bạn được tự do, không phải suy nghĩ đến vấn đề tài chính như cơm ăn áo mặc hằng ngày, chỗ ở. Có nghĩa rằng tài sản đầu tư của bạn đủ lớn để hằng năm tạo ra lợi nhuận tối thiểu bằng chi phí sinh hoạt thông thường.

Khi bạn được tự do về tài chính về mặt tâm lý, bạn có thể lựa chọn những công việc bạn làm tốt nhất, có đam mê nhất, và thông thường khi đó bạn sẽ cống hiến tốt nhất chứ không phải là nghỉ hưu.

Tôi thì thấy những người tự do tài chính họ lại càng làm việc hăng say hơn, đơn giản họ được làm thứ mà họ thích”, CEO này cho biết.

Hãy thử nhìn lại tỷ phú giàu nhất Việt Nam Phạm Nhật Vượng để thấy rõ hơn điều này. Trong ấn phẩm kỷ niệm 100 năm phát hành tạp chí Forbes đăng tải 3 lời khuyên của ông. Ông cho biết: “Không có ai có quá nhiều thời gian trên đời này cả, ta phải làm sao để sau này không phải hối hận vì đã lãng phí nó. Chưa kể, công việc với tôi là lẽ sống, là niềm vui, là đam mê và nhiều khi làm việc cũng là giải trí.

Thảo Nguyên

Cùng chuyên mục
XEM