Vì sao học sinh Hàn Quốc sẵn sàng chi ra 6-20 triệu đồng mua áo khoác trong khi gia đình nghèo, túng thiếu?
Sự bao bọc thái quá của gia đình cùng văn hóa cạnh tranh đã khiến rất nhiều lớp trẻ Hàn Quốc bị rối loạn nhân cách ái kỷ. Thiếu sự đồng cảm, không có khả năng kiểm soát ham muốn hay ăn năn hối lỗi là những tiêu chí tiêu biểu cho nhiều bạn trẻ Hàn ngày nay.
Việc không biết thẹn vốn chẳng còn xa lạ gì trong xã hội, những cô người mẫu tự khoe thân để nổi tiếng hay những huấn luyện viên bóng đá kiêu ngạo gây hấn với cổ động viên dù đội bóng thi đấu chẳng ra sao. Rồi đến những á khôi bị bắt vì tội mại dâm vẫn trơ mặt đến dự lễ trao giải phim bằng vé khán giả.
Tuy nhiên tại Hàn Quốc, sự phát triển như vũ bão của kinh tế dường như đang khiến con người sống càng ngày càng "mặt dày" hơn. Theo thạc sĩ Lee Ho Young của trường đại học Pennsylvania và là giáo sư danh dự của trường đại học Ajou, những hiện tượng vốn đang hổ thẹn trước đây đang ngày càng xuất hiện nhiều trước trào lưu xâm nhập của văn hóa Phương Tây. Những phân cảnh mùi mẫn, những dòng quảng cáo gợi dục hay thậm chí những mối quan hệ tình dục thoải mái ngày nay đang khiến nhiều người lầm tưởng về một Hàn Quốc không biết "thẹn".
Trên thực tế, sự bùng nổ kinh tế và xâm nhập của văn hóa Phương Tây khiến cho nhiều quốc gia Châu Á chứ không riêng gì Hàn Quốc bị ảnh hưởng. Tuy nhiên Hàn Quốc là một trong những xã hội đầu tiên ở Châu Á có sự cởi mở sớm so với những quan niệm truyền thống.
Ảnh minh họa
Trong thế kỷ 20, cụm từ "giải phóng tình dục" được rêu rao khắp xã hội Hàn. Thậm chí các bác sĩ tâm lý cũng đề nghị bệnh nhân của mình không nên đè nén hay cảm giác tội lỗi về tình dục. Như một hệ quả tất yếu, những thông tin về tình dục, nhà nghỉ, đồ chơi kích dục lan tràn khắp nơi ở Hàn Quốc.
Ngay cả trong làm ăn, việc đi tiếp khách, uống rượu và "chơi gái" đã trở thành một dạng văn hóa thường thấy ở Hàn Quốc. Nếu bạn hỏi bất kỳ nhân viên nam nào cách để hòa nhập với sếp và đồng nghiệp nhanh nhất, chắc chắn anh ta sẽ chỉ cho bạn những quán norebang, nơi mọi người hát karaoke, ăn chơi nhảy múa và tất nhiên là có cả mua dâm.
Trên thực tế, việc sử dụng những quảng cáo gợi dục hay vấn đề thương mại hóa tình dục không có gì là xấu xa ở các nước Phương Tây, nhưng chúng lại gây nên sự phản cảm tại các nước Châu Á như Hàn Quốc khi văn hóa Nho giáo vẫn còn tồn tại.
Vậy tại sao người Hàn lại thay đổi quá nhanh chóng như vậy, điều gì khiến họ cởi mở quá nhanh với những văn hóa khác xa so với truyền thống đến thế?
Chứng ái kỷ
Một trong những nguyên nhân chính khiến xã hội Hàn ngày nay được đánh giá không biết thẹn là do chứng ái kỷ, hay bệnh tự yêu mình. Một dạng rối loạn nhân cách khi con người có biểu hiện tự cao, ảo tưởng cũng như thiếu đồng cảm với người khác.
Chứng ái kỷ hay còn gọi là chứng Narcissus được mệnh danh theo tên một câu chuyện thần thoại Hy Lạp. Một cô bé xinh đẹp vì quá mê thích vẻ đẹp của mình mà thường xuyên ngắm mình qua làn nước để rồi ngã chết đuối, từ đó mọc lên một loài hoa được đặt tên là "Hoa thủy tiên" (Narcissus).
Theo các nhà khoa học, chứng ái kỷ tồn tại trong mỗi con người từ khi còn bé và là một cơ chế lành mạnh tiến hóa theo thời gian. Chuyên gia tâm lý học nổi tiếng Sigmund Freud cho biết khi mới sinh ra, trẻ sơ sinh cần biết tự yêu mình và có tính ích kỷ, qua đó giúp chúng đòi được những nhu cầu cơ bản và sống sót.
Ảnh minh họa
Tuy nhiên, chứng ái kỷ để sinh tồn và phát triển chỉ có giới hạn ở trẻ nhỏ, đến khi đi học mẫu giáo, lũ trẻ sẽ nhận ra thế giới chỉ chiều theo ý chúng trong một phạm vi nhất định. Thông qua sự tiếp xúc với xã hội cũng như giáo dục của gia đình, đứa trẻ sẽ tự điều chỉnh bản thân, qua đó gọt giũa chứng ái kỷ thành một tư tưởng cân bằng lành mạnh.
Dẫu vậy, sự bao bọc thái quá của gia đình cùng văn hóa cạnh tranh đã khiến rất nhiều lớp trẻ Hàn Quốc bị rối loạn nhân cách ái kỷ. Thiếu sự đồng cảm, không có khả năng kiểm soát ham muốn hay ăn năn hối lỗi là những tiêu chí tiêu biểu cho nhiều bạn trẻ Hàn ngày nay.
Minh chứng rõ nhất cho sự lan tràn của chứng này là nghiện chụp ảnh tự sướng, chú trọng hình ảnh bản thân hơn giá trị thực tại, coi trọng danh tiếng cũng như lối sống xa hoa.
Theo giáo sư Lee Ho Young, chứng ái kỷ đã trở thành nét văn hóa đặc trưng của xã hội Hàn hiện đại. Để không bị tụt hậu hay mất danh tiếng, nhiều người Hàn bất chấp thủ đoạn, thậm chí vượt rào hay lách luật để đặt bản thân lên trên hết. Thói ghen ghét, đố kỵ cũng này sinh. Nhiều người giờ đây có xu hướng tự thổi phồng bản thân cho người khác thấy, thèm muốn sở hữu những thứ xa xỉ như xe sang, điện thoại xịn, quần áo hàng hiệu…
Không những thế, những mẩu quảng cáo, phim truyện hay văn hóa showbiz Hàn luôn thổi phồng mọi thứ, từ câu chuyện tình yêu cho đến định nghĩa về thành công. Hệ quả là hầu hết giới trẻ Hàn tin rằng phải thổi phồng bản thân thì mới chiến thắng được trong cuộc cạnh tranh ngày nay. Như một lẽ tất yếu, cảm giác xấu hổ khi không đồng cảm với người khác, lừa dối bản thân để tự quảng cáo trở thành một trào lưu lan mạnh trong xã hội.
Điển hình trong số đó có lẽ là những trào lưu đua theo thời trang tại các trường học Hàn Quốc. Mới đây nhất là phong trào phân cấp học sinh theo những chiếc áo phao dài (Bench Parkas) có giá từ 6-20 triệu đồng. Bất chấp gánh nặng tài chính lên cha mẹ, chứng ái kỷ khiến nhiều học sinh đua đòi để không kém cạnh với bạn bè, để không bị mất hình ảnh của bản thân.
"Tôi đã mua áo len cho con vào mùa đông năm ngoái nhưng giờ nó muốn mua áo khoác để hợp xu hướng năm nay. Tôi đã khuyên con nên suy nghĩ lại hoặc tiết kiệm tiền nhưng nó khá bướng bỉnh", chị Hwang Mo có con gái học cấp 2 nói với tờ Dong A Ilbo.
*Bài viết có sử dụng tư liệu từ cuốn "Người Hàn Quốc là ai" của Kim Moon Jo, dịch giả Phạm Quỳnh Giang