Vì sao có mức giá 7 tỷ USD cho "chiếc vương miện" do tỷ phú Quang và tỷ phú Vượng cùng chế tác?

15/03/2021 08:41 AM | Kinh doanh

Định giá 7 tỷ USD của CrownX cao hơn nhiều so với Masan (4,5 tỷ USD) nhỉnh hơn giá trị vốn hóa của Tập đoàn Hòa Phát (6,68 tỷ USD) và thấp hơn so với ngân hàng BIDV (7,57 tỷ USD) thời điểm hiện tại. Đây là hai doanh nghiệp lần lượt xếp thứ 6 và thứ 7 về giá trị trên sàn chứng khoán Việt Nam.

Sau khi tiếp quản hệ thống Vincommerce vào cuối năm 2019, Masan Group đã thành lập 2 công ty The Sherpa và The CrownX để hợp nhất Vincommerce với Masan Consumer Holdings hình thành nên một trong những đơn vị bán lẻ-sản xuất hàng tiêu dùng hàng đầu Việt Nam.

Trong tiếng Anh, từ "Crown" nghĩa là vương miện, Masan cho biết đây là cách công ty nhìn nhận khách hàng giống như những vị vua, nữ hoàng. Chữ cái X đi kèm tượng trưng cho sự đổi mới, sáng tạo, nhấn mạnh vai trò của công nghệ như một nhân tố không thể thiếu hướng đến sự toàn diện.

Theo thỏa thuận ban đầu, Masan sẽ nắm giữ 70% vốn của CrownX còn phía Vingroup nhận quyền chọn nắm giữ 30% còn lại.

Vào tháng 6 và tháng 8 năm 2020, Masan Group đã thực hiện mua lại 14,8% vốn chủ sở hữu của CrownX từ Vingroup với tổng số tiền 23.692 tỷ đồng. Sau khi mua lại, tỷ lệ sở hữu của Masan Group trong CrownX tăng từ 70% lên 84,8%. Giao dịch này tương ứng định giá công ty CrownX khoảng 160.081 tỷ đồng, gần 7 tỷ USD.

Tháng 11/2020, SHERPA (công ty con 100% thuộc sở hữu của Masan Group) mua 9,1% cổ phần trong VCM với hơn 200 triệu USD.

Với các giao dịch này, lợi ích kinh tế của Masan Group trong VCM tăng từ 58,6% lên 80,1%.

Do chi tiền tăng sở hữu, Masan Group đã giảm khoảng 26.916 tỷ đồng vào lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, bao gồm 22.220 tỷ đồng của giao dịch mua cổ phiếu CrownX từ Vingroup.

Masan Group nắm giữ CrownX thông qua SHERPA, công ty được thành lập vào ngày 12/6/2020. Ngày 25/6/2020, Masan Group đã chuyển nhượng toàn bộ lợi ích vốn chủ sở hữu trong MasanConsumerHoldings (MCH) cho CrownX, và toàn bộ lợi ích vốn chủ sở hữu trong VCM cho SHERPA. Sau đó SHERPA lại chuyển nhượng toàn bộ lợi ích trong VCM cho CrownX.

Ban đầu SHERPA có vốn điều lệ 517 tỷ đồng, nâng lên 5.044 tỷ đồng vào tháng 12/2020 và 6.044 tỷ đồng vào tháng 1/2021.

Vì sao có mức giá 7 tỷ USD cho chiếc vương miện do tỷ phú Quang và tỷ phú Vượng cùng chế tác? - Ảnh 1.

Định giá 7 tỷ USD của CrownX nhỉnh hơn giá trị vốn hóa của Tập đoàn Hòa Phát (6,68 tỷ USD) và thấp hơn so với ngân hàng BIDV (7,57 tỷ USD) thời điểm hiện tại. Đây là hai doanh nghiệp lần lượt xếp thứ 6 và thứ 7 về giá trị trên sàn chứng khoán Việt Nam.

Giá trị ước tính của CrownX thậm chí còn cao hơn nhiều so với vốn hóa của Masan Group công ty mẹ (4,45 tỷ USD). Các công ty khác trong hệ sinh thái Masan gồm: Masan Consumer (3 tỷ USD), Masan MEATLife (747 triệu USD), Masan Hi-Tech Materials (1,05 tỷ USD).

Vì sao có mức giá 7 tỷ USD cho chiếc vương miện do tỷ phú Quang và tỷ phú Vượng cùng chế tác? - Ảnh 2.

Một điểm đáng chú ý là giá trị của CrownX lại gần bằng với tổng định giá của hai công ty cấu thành trong quá khứ là VCM và Masan Consumer Holdings. Đây có thể là cơ sở tham chiếu dùng để chốt giá giao dịch của CrownX.

Tháng 9/2020, GIC (quỹ đầu tư thuộc chính phủ Singapore) thông báo đầu tư 500 triệu USD đổi lấy cổ phần trong VCM. Tỷ lệ sở hữu của GIC sau đó được ghi nhận là 16,26%. Nếu như giao dịch chỉ đơn thuần là mua cổ phần, định giá của VCM rơi vào khoảng 3,08 tỷ USD.

Trước đó và tháng 1/2016, Singha Asia Holdings rót 600 triệu USD để sở hữu 14,3% cổ phần MasanConsumerHoldings, định giá của MCH thời điểm đó đạt 4,2 tỷ USD. Thỏa thuận đi kèm việc Singha có quyền đầu tư 450 triệu USD để tăng thêm 10,7% vốn chủ sở hữu MCH. Tại thời điểm phát hành báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán 2020, Singha chưa thực hiện quyền góp vốn.

Tổng giá trị tạm tính công ngang của VCM và MCH khoảng 7,28 tỷ USD.

Bạch Mộc

Cùng chuyên mục
XEM