Vị quan bị Khang Hi giáng liền ba bậc nhưng không buồn mà còn nói biết ơn: Lý do bất ngờ!

08/03/2022 21:59 PM | Sống

Rốt cục vì sao vị quan này lại biết ơn hoàng đế Khang Hi đã giáng chức ba bậc?

Vào thời phong kiến, hoàng đế là thiên tử, là đấng tối cao nắm mọi quyền hành của một đất nước. Việc được phò tá cho hoàng đế cũng là điều mà các sĩ tử thời xưa đều mong ước, bởi khi làm quan thì sẽ được hiên ngang ngẩng đầu, cống hiến cho đất nước.

Nhưng người xưa có câu "Bên vua như bên hổ" – ý muốn nói rằng, việc làm quan thân cận với hoàng đế không hề đơn giản. Nếu làm trái ý của hoàng đế nhẹ thì bị mất chức, nặng có thể bị giết ngay tức khắc. Đó chính là nỗi ám ảnh của những vị quan. Thế nhưng vào thời hoàng đế Khang Hi có một vị quan bị giáng liền ba bậc, ông không buồn mà còn nói cảm ơn. Sự thật là như thế nào?

Trương Đình Ngọc bị giáng chức ba bậc

Vị quan được nhắc đến trong câu chuyện này chính là Trương Đình Ngọc. Ông là người Đồng Thành An Huy, con trai Đại học sĩ Trương Anh. Từ nhỏ, ông đã nổi tiếng thông minh, hiếu học, tinh thông Mãn văn, được nhiều người ngưỡng mộ.

Ông là trọng thần của nhà Thanh, nguyên lão trải qua ba triều Khang Hi , Ung Chính và Càn Long, hơn nữa còn là chủ biên bộ chính sử Minh sử. Ông là một chính trị gia kiệt xuất đương thời, cũng là người Hán duy nhất được phối hưởng thờ trong Thái miếu của nhà Thanh.

 Vị quan bị Khang Hi giáng liền ba bậc nhưng không buồn mà còn nói biết ơn: Lý do bất ngờ! - Ảnh 1.

Trương Đình Ngọc là trọng thần của nhà Thanh.

Trương Đình Ngọc từ nhỏ đã mơ ước rằng sẽ trở thành một vị quan tốt để giúp dân. Ông được hoàng đế Khang Hi rất tín nhiệm và trọng dụng. Vào tháng 11 năm Khang Hi thứ 61 (1722), Khang Hi băng hà tại Sướng Xuân viên.

Thế nhưng trước khi băng hà, Khang Hi đã làm một việc mà khiến rất nhiều người bất ngờ. Ông đã ra lệnh giáng chức trọng thần mà mình luôn tín nhiệm là Trương Đình Ngọc và một số quan ở các bộ khác xuống ba bậc. Những người khác đang buồn bực, hoang mang không biết có phải do mình đã mạo phạm đến hoàng đế không. Trong khi đó, Trương Đình Ngọc lại nhanh chóng quỳ lạy cảm ơn hoàng đế Khang Hi rồi vui vẻ trở về nhà.

Sau khi Khang Hi băng hà, Tứ A Ca là Ung Chính lên ngôi. Mọi người trong nhà thấy Trương Đình Ngọc vẫn vui vẻ, sợ rằng ông bị kích động quá mà sinh bệnh, nên chuẩn bị mời đại phu. Lúc này, ông liền nói với con trai: "Cha đang đợi hoàng đế mới ban ân!". Bấy giờ người trong gia đình mới hiểu được việc làm của hoàng đế Khang Hi.

Lý do vua Khang Hy giáng chức Trương Đình Ngọc

Trương Đình Ngọc là vị quan có đóng góp vô cùng to lớn trong thời hoàng đế Khang Hi. Vì hoàng đế nào thần đó, mỗi vị hoàng đế sẽ có những đội quân thần phò tá khác nhau. Khi hoàng đế mới lên ngôi sẽ xảy sinh ra tâm lý đề phòng và không coi trọng những quân thần thân cận của các hoàng đế cũ. Hơn nữa, hoàng đế Khang Hi cũng muốn rằng Ung Chính có thể phát huy được kỹ năng chiêu mộ người tài.

Đúng như tính toán của hoàng đế Khang Hi, ngay sau khi lên ngôi, Ung Chính đã lập tức trọng dụng Trương Đình Ngọc. Ông đã hết lòng phò tá cho Ung Chính giải quyết các vấn đề của đất nước rất hiệu quả, phát huy và xây dựng nhà Thanh giàu mạnh, thịnh vượng.

Dù phải lo toan nhiều công việc, nhưng ông vẫn hết lòng thực hiện mà không bao giờ than phiền. Vì sự trung thành và tài ba của Trương Đình Ngọc, trước khi Ung Chính qua đời đã ban ra một số chiếu chỉ đặc biệt đó là để ông được "Phối hưởng Thái Miếu".

Từ đó có thể thấy được sự quan tâm và ghi nhận đóng góp của Ung Chính đối với Trương Đình Ngọc. Ngẫm lại thì càng khâm phục tầm nhìn và trí tuệ của Khang Hi. Ông đã tính toán và sắp xếp mọi chuyện một cách chuẩn xác đến thần kỳ, giúp quân thần của mình có thể thuận lợi mà tiếp tục cống hiến.

Theo Nguyễn Lành

Cùng chuyên mục
XEM