Vay thế chấp sổ đỏ có 1 tỷ đồng cho con trai mua nhà, nghe con dâu nói 1 câu, tôi rút lại ý định
Thật tâm, cụ ông này mong muốn giúp đỡ con để nhận lại tấm lòng hiếu thảo. Nhưng có lẽ, câu nói của người con dâu khiến ông thất vọng tràn trề.
Ông Thẩm Việt (Chiết Giang, Trung Quốc) vừa bước sang tuổi 65 vào tháng 2 năm nay. Lấy vợ đã hơn 35 năm, ông có 1 cậu con trai. May mắn, con trai ông cũng là một cậu bé có thành tích học tập xuất sắc trong suốt 12 năm học.
Sau khi trải qua kỳ thi tuyển sinh đại học, với điểm số vượt trội, anh theo học tại một trường đại học danh tiếng. Ngay khi tốt nghiệp với tấm bằng xuất sắc, anh tự xin việc được tại một công ty lớn với mức lương cao. Nói chung trong mắt nhiều người, con trai ông Thẩm đúng chuẩn hình mẫu “con nhà người ta”.
Khi đã ổn định sự nghiệp, ông bắt đầu tính đến chuyện xây dựng gia đình cho con. Do tính nết khá hiền lành, lại ít giao lưu bạn bè, con trai ông phải nhờ đến sự hỗ trợ của bà mối. Sau nhiều lần xem mặt, anh cũng tìm được một người để yêu thương và đi đến quyết định kết hôn.
Sau khi chung sống với nhau khoảng 1 năm, con trai ông tính đến chuyện mua nhà thay vì mãi đi ở thuê. Mặc dù điều kiện gia đình không tốt song vì muốn giúp con, vợ chồng ông Thẩm dự tính sẽ vay thế chấp sổ đỏ của căn nhà đang ở tại ngân hàng để có được khoảng 300.000 NDT (khoảng 1 tỷ đồng) nhằm cho con.
Sau khoảng 3 tháng tìm hiểu, con trai ông cũng tìm được căn hộ có 3 phòng ngủ, 1 phòng khách với diện tích khoảng 85m2. Theo đó căn hộ này có giá 800.000 NDT. Số tiền cần đặt cọc vừa vặn với khoản tiền mà ông Thậm định cho con trai mình, 300.000 NDT.
Trùng hợp khoảng thời gian đó, cụ ông này có lên bệnh viện thành phố để thăm 1 người bạn thân bị ốm nặng. Tình cờ, bệnh viện lại nằm ngay gần địa chỉ thuê nhà của con trai. Ông Thẩm quyết định ở lại đây 1 đêm để ngày hôm sau mới quay về quê.
Đêm hôm đó, trong lúc đi ngang qua phòng các con để ra ngoài phòng khách lấy nước uống. Ông bất ngờ nghe thấy tiếng nói chuyện trong phòng. Ông cẩn thận lắng nghe thì bất ngờ với nội dung câu chuyện của các con. Cô con dâu nói: “Sao bố lại lên đây sống ở nhà mình? Bố ở lại mấy hôm thế? Em còn phải đi làm không phục vụ được bố đâu. Không biết bố lên đây thế này thì đã đưa tiền cho gia đình mình để đặt cọc mua nhà mới chưa nhỉ?”
“Sau khi nghe câu nói đó của con dâu, tôi thực sự hiểu ra suy nghĩ của bọn trẻ. Ngay lúc đó, tôi đã quay trở lại phòng để thu dọn đồ đạc nhằm sáng hôm sau quay trở về quê sớm. Tôi cũng rút lại ý định sẽ cho các con 300.000 NDT. Tôi cũng nhắn với con vào ngày hôm sau rằng thủ tục vay thế chấp ngân hàng không thực hiện thành công bởi thiếu nhiều loại giấy tờ.
Sau khi nghe những lời đó, tôi thấy các con có chút không vui. Thú thật, khi muốn cho con trai khoản tiền này, vợ chồng tôi không mong cầu thứ gì cao quý. Chúng tôi chỉ muốn hỗ trợ lúc con lúc khó khăn để đón nhận được sự hiếu thảo của chúng về sau này. Song, khi nghe câu nói đó, tôi nghĩ mình cần có quỹ dự phòng cho bản thân ở năm tháng cuối đời”, ông Thẩm tâm sự.
Vậy nên trước khi lo và suy nghĩ quá nhiều cho các con, bạn cần chuẩn bị tài chính vững vàng, không nên mạo hiểm bán hay thế chấp căn nhà đang ở để cho con tiền mua nhà. Có như thế, bạn mới có thể sống tự chủ, không cần phải phụ thuộc vào con cái. Bởi có những trường hợp, cha mẹ lo cho con nhưng con lại không nuôi được cha mẹ. Đôi khi mình dốc lòng, hy sinh cho con cái nhưng những điều nhận lại chỉ là cay đắng.
Tài chính vững chắc khi về già chính là vũ khí kỳ diệu để bạn an tâm hưởng thụ cuộc sống khi ở tuổi xế chiều. Suy cho cùng, không phải con cái mà chính chúng ta mới là người quyết định chất lượng cuộc sống sau này. Nếu không muốn giao cuộc đời mình cho người khác thì bản thân mình phải chủ động ngay từ đầu. Đừng để rơi vào trường hợp không may rồi mới hối hận cũng chẳng kịp nữa.