Vật liệu xây dựng thân thiện môi trường giúp phát triển bền vững
Vật liệu xanh được sản xuất theo quy trình nghiêm ngặt, hiện đại, có độ bền cao, dễ thích ứng với tất cả các thiết kế và vật liệu khác, đáp ứng tiêu chuẩn thân thiện với môi trường,
Vật liệu thân thiện môi trường
Vật liệu truyền thống làm mất đất nông nghiệp, gia tăng hiệu ứng nhà kính và các loại khí thải độc hại là kết luận của các chuyên gia khi nghiên cứu về tác động của vật liệu xây dựng đến môi trường. Theo số liệu thống kê của Viện Vật liệu Xây dựng, cứ một tỷ viên gạch nung quy chuẩn sẽ tiêu tốn khoảng 1,5 triệu m3 đất khai thác ở độ sâu khoảng 2m, tương đương 75ha đất nông nghiệp. Việc dùng than làm nhiên liệu đốt nung gạch còn tạo ra hiệu ứng nhà kính và lượng lớn khí thải độc hại. Dự báo đến năm 2020, nhu cầu xây dựng nếu sử dụng gạch nung tại Việt Nam có thể đạt mức 42 tỷ viên. Nếu đáp ứng số lượng này thì sẽ phải tiêu tốn từ 50-70 triệu m3 đất, tương đương khoảng 3.000 ha đất nông nghiệp, tiêu thụ khoảng 6 tỷ tấn than nung và thải ra môi trường khoảng 23 tỷ tấn CO2.
Do đó, vật liệu xây dựng xanh khi xuất hiện đã trở thành sản phẩm nhận được sự ủng hộ của nhiều người. Bởi điểm nổi bật của vật liệu xây dựng xanh là thân thiện với môi trường, được cân nhắc mức độ ảnh hưởng suốt vòng đời trước khi đưa vào sản xuất. Theo ông Giáp Văn Thanh - Tổng giám đốc Công ty TNHH cách âm cách nhiệt Phương Nam, vật liệu xanh đáp ứng các yếu tố không gây độc hại cho người sử dụng và môi trường xung quanh, có khả năng tái chế, tiết kiệm tài nguyên, vòng đời sử dụng dài và có thể tái sử dụng.
Hiện nay các vật liệu xanh phổ biến trong xây dựng bao gồm panel cách nhiệt, gạch không nung, kính Low-E, tấm lợp sinh thái, gạch bê tông siêu nhẹ (bê tông bọt khí), sàn nhựa bê tông, đá nhân tạo... Vật liệu xanh cũng bao gồm các vật liệu truyền thống có tác động tích cực đến công trình xây dựng, tiết kiệm năng lượng.
Từ những tác động lên môi trường của vật liệu xây tô truyền thống, Chính phủ đã phê duyệt đề án sử dụng vật liệu xanh, vật liệu không nung, mục tiêu đạt tỷ lệ thay thế vật liệu nung truyền thống 30-40% năm 2020. Do đó, vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường đang trở thành xu thế, là mục tiêu hướng tới của ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Sản phẩm không chỉ kế thừa ưu điểm của vật liệu truyền thống mà còn khắc phục nhược điểm ảnh hưởng đến môi trường.
"Vật liệu xây dựng xanh cần đáp ứng yêu cầu giảm phản xạ với ánh nắng mặt trời cao, giảm tối đa nhiệt lượng hấp thụ và ngậm nhiệt giữ lại. Nhờ đó nền nhiệt không gian xung quanh khu vực công trình không nóng lên quá nhiều bởi tác động của việc bê tông hóa", ông Thanh nói.
Tối ưu chi phí bằng kết hợp vật liệu
Khảo sát thực tế do Công ty TNHH cách âm cách nhiệt Phương Nam thực hiện cho thấy chi phí xây dựng bằng gạch truyền thống cho nhà cao tầng, cao ốc thương mại và chung cư khá cao.
Trong khi đó với các loại hình nhà xưởng, Phương Nam đã đưa ra giải pháp kết hợp sử dụng vật liệu xanh cùng phương pháp khung thép tiền chế để tiết kiệm chi phí so với các loại vật liệu truyền thống. Để chống nóng, chủ đầu tư có thể thay bằng tôn cách nhiệt cho phần mái và panel Pisocy cách nhiệt, chống cháy cho phần vách, trần.
Vật liệu xanh có nhiều ưu điểm về mặt chất lượng và thẩm mỹ, song chưa được sử dụng nhiều do thị trường và tâm lý người tiêu dùng so với vật liệu truyền thống. Mặt khác người tiêu dùng còn nghi ngại khi tiếp cận những kênh thông tin về thông số kỹ thuật, lợi ích tiện dụng, tính năng hiệu quả, khiến họ chưa đánh giá đúng giá trị của vật liệu này.
Nhà xưởng tiền chế bằng xà gồ cột thép và panel cách nhiệt. Ảnh: Quỳnh Trần.
Nhà thép tiền chế dùng panel Pisocy làm vách, trần lắp dựng cho kho xưởng, nhà công nghiệp, có khả năng chịu lực lớn, tính công nghiệp hóa cao, trọng lượng nhẹ giúp giảm áp lực tải trọng kết cấu và chịu lực nền móng, tiết kiệm tối đa diện tích và chi phí nguyên vật liệu sắt thép. Công trình lắp dựng đơn giản, nhanh chóng, dễ cải tạo lại mở rộng quy mô, tiết kiệm nhân công và bảo vệ môi trường.
Cụ thể, những công trình nhà xưởng của các công ty có diện tích rộng khoảng 25.000 m2 đã có mặt tại TP HCM, miền Tây, miền Đông Nam Bộ và miền Trung. Công trình thi công bằng khung kèo thép tiền chế, sử dụng vật liệu nhẹ công nghệ cao lắp ghép chỉ trong ba tháng, vách dựng bằng tấm panel Pisocy, mái hoàn toàn bằng panel mái cách nhiệt, chống cháy. Do đó dù trong mùa nắng nóng nhưng công nhân làm việc trong các công xưởng này vẫn luôn cảm thấy thông thoáng, mát mẻ.
Ông Thanh phân tích: "Việc sử dụng thêm các cửa thông gió, lấy ánh sáng tự nhiên, lắp dựng vật liệu xanh giúp các tòa nhà hay công xưởng thông thoáng, tăng cường đối lưu không khí, góp phần tiêu diệt vi trùng, vi khuẩn, tạo môi trường trong lành cho nhân công".