Uống nước ấm mỗi sáng là “tiên dược” cho sức khỏe, nhưng sẽ hóa “độc dược” nếu cứ uống theo 3 kiểu này
Uống nước ấm mỗi sáng là một thói quen cực tốt, nhưng sẽ phản tác dụng nếu bạn vẫn cứ uống theo 3 kiểu này.
Nước là một yếu tố quan trọng với sự sống và hoạt động của tất cả tế bào, cũng như các chức năng hệ thống trong cơ thể con người. Nước chiếm khoảng 70% trọng lượng cơ thể và tham gia vào nhiều chức năng quan trọng như duy trì áp lực máu, giữ cho cơ thể mát mẻ thông qua quá trình mồ hôi và bảo vệ các cơ quan nội tạng.
Bạn cần uống nước trong cả ngày để cơ thể khỏe mạnh. Tuy nhiên, bạn nên bắt đầu ngày mới bằng việc uống một cốc nước ấm khoảng 20-30ml. Hãy uống nước ngay sau khi thức dậy hoặc trước bữa sáng khoảng 30 phút. Thói quen nhìn có vẻ đơn giản nhưng lại mang đến nhiều lợi ích sức khỏe khó tin.
Sau một đêm, cơ thể dễ bị mất nước. Cho nên uống một cốc nước ấm ngay khi thức dậy giúp cung cấp nước cho cơ thể, hỗ trợ các tế bào phục hồi nhanh hơn. Với hệ tiêu hóa, uống một cốc nước ấm khi còn đói góp phần làm sạch ruột, ngăn vi khuẩn có hại tích tụ, cho đường ruột khỏe mạnh hơn.
Hơn thế nữa, nước làm loãng axit trong dạ dày và tiêu hóa thức ăn, giúp ruột hấp thu chất dinh dưỡng nhanh hơn. Khi nước di chuyển qua dạ dày và ruột, cơ thể có khả năng loại bỏ chất thải tốt hơn. Thói quen này cũng giúp giảm tình trạng táo bón
Nhìn chung thì lợi ích của việc uống 1 cốc nước ấm khi thức dậy có rất nhiều. Thế nhưng, không phải ai cũng biết uống đúng cách. Nếu uống sai có thể phản tác dụng và ảnh hưởng đến sức khỏe. Sau đây là một số lưu ý khi uống nước ấm vào sáng sớm, bạn cần biết để điều chỉnh lại cho phù hợp:
- Uống nước quá nóng
Nhiều người vì do dậy muộn, không có thời gian chờ nước nguội nên hay uống luôn nước còn đang nóng. Hoặc vì nghĩ uống nước càng nóng càng có lợi cho sức khỏe. Nhưng thực tế, đây là quan điểm sai lầm và làm cho thể trạng ngày càng đi xuống, ảnh hưởng tới cổ họng.
Theo các chuyên gia, nước quá nóng có thể gây kích thích niêm mạc dạ dày, đường ruột, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và gây khó chịu. Điều này đặc biệt nguy hiểm đối với người có vấn đề về dạ dày như loét, viêm nhiễm…
Bên cạnh đó, nước quá nóng còn dễ gây tổn thương cho các tế bào trong miệng và họng do nhiệt độ cao, làm giảm khả năng chống lại vi khuẩn, virus. Từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Vậy cho nên, bạn chỉ nên uống nước ấm vừa phải, không nên quá nóng kẻo gây hại.
- Uống quá nhiều nước ấm
Uống quá nhiều nước ấm vào buổi sáng rất dễ gây hại cho sức khỏe. Đầu tiên, lượng nước lớn sẽ tăng áp lực lên dạ dày, nhất là khi nó đang rỗng sau một đêm dài không uống nước. Từ đó gây kích thích mạnh lên niêm mạc dạ dày, tăng nguy cơ viêm nhiễm và khó chịu, đặc biệt là đối với những người có vấn đề về dạ dày như loét.
Thêm vào đó, uống quá nhiều nước ấm buổi sáng sẽ làm tăng áp lực cho thận, đặc biệt là khi vừa thức dậy. Điều này có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng điện giải trong cơ thể, dẫn đến tình trạng thủy thũng - khi cơ thể mất nước và khoáng chất quá nhiều.
Ngoài ra, uống quá nhiều nước ấm có thể gây khó chịu cho hệ tiêu hóa. Lâu dần, cảm giác đầy bụng và buồn nôn có thể xuất hiện, chưa kể còn làm giảm khả năng tiêu hóa thực phẩm khi ăn sáng. Chính vì vậy, bạn nên duy trì uống nước xuyên suốt cả ngày thay vì dồn quá nhiều trong khoảng thời gian ngắn.
- Uống nước ấm được đựng trong chai nhựa kém chất lượng
Nhiều người hay có thói quen đựng nước ấm, nước nóng trong chai nhựa vì chúng tiện để uống. Thế nhưng, các chuyên gia cảnh báo đây là một thói quen rất tai hại, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cả gia đình.
Theo đó, chai nhựa rẻ tiền thường chứa các chất hóa học như bisphenol A (BPA) và phthalates. Các chất này có khả năng ngấm vào nước khi nước được đựng trong chai và tiếp xúc với nhiệt độ cao. Những chất này có thể gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là khi chúng được tiêu thụ vào cơ thể.
Hai chất này có thể làm tăng nguy cơ rối loạn hormone, ảnh hưởng đến sự phát triển của các tế bào trong cơ thể. Chúng còn tác động đến sức khỏe sinh sản, chẳng hạn như tác động đến chất lượng tinh trùng, sự phát triển của tử cung hay khả năng thụ tinh ở cả hai giới…
Bên cạnh đó, nhựa rẻ tiền có thể tác động lên hương vị và chất lượng nước, đặc biệt là khi nước được đựng ở chai nhựa trong thời gian dài, hoặc ở nhiệt độ cao. Thế nên, bạn hãy đựng nước ấm trong chai thủy tinh hoặc thép không gỉ là an toàn nhất.
Nhìn chung, thời điểm tốt nhất để uống nước ấm là ngay khi bạn thức dậy vào buổi sáng, trước khi ăn bất cứ thứ gì. Để nước dễ uống hơn, bạn nên cho thêm một chút chanh hoặc mật ong, gừng… để tăng hương vị và bổ sung thêm dinh dưỡng cho cơ thể.
Uống nước ấm mỗi sáng cần phải đúng cách
Như đã đề cập, uống nước ấm mỗi sáng mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, nhưng bạn phải uống đúng cách và tránh những sai lầm trên thì mới có tác dụng. Bên cạnh đó, các chuyên gia khuyên bạn cũng nên lưu ý một vài điều sau, nhằm giúp thói quen này ngày càng hiệu quả hơn:
- Uống từng ngụm nhỏ: Cách uống nước đúng là uống từng ngụm nhỏ, giúp hạn chế áp lực cho thận và tim, tránh được tình trạng khó thở, mệt mỏi. Đồng thời giúp nước dần dần ngấm dần vào các tế bào. Bạn nên uống từng ngụm nhỏ, ngậm và nuốt từ từ.
- Ngồi tư tế thoải mái uống nước: Nhiều người thường đứng để uống nước. Tuy nhiên, đứng uống nước sẽ khiến lượng nước di chuyển nhanh chóng xuống dạ dày, lúc này cơ thể sẽ không kịp hấp thụ dưỡng chất của nước. Bởi vậy bạn nên lựa chọn tư thế ngồi thoải mái để uống nước.
- Thời điểm tốt nhất để uống nước ấm: Thời điểm tốt nhất để uống nước ấm là sau khi thức dậy vào buổi sáng, trước khi ăn sáng. Bạn cũng nên uống nước ấm trước mỗi bữa ăn để hỗ trợ tiêu hóa. Nên uống nước ấm khi trong bụng chưa có gì, bởi uống nước sau khi ăn sáng không thể giúp bạn tăng cường khả năng tuần hoàn máu.
- Nên cho thêm một chút "gia vị": Nếu việc uống nước ấm mỗi ngày có thể khiến bạn "phát ngán", hãy thêm một chút nước cốt chanh hoặc mật ong, gừng, quế... để vừa tăng cường hương vị mà còn bổ sung thêm vitamin cho cơ thể.
Theo Indiatimes, Webmd